Đặt lịch hẹn

Dấu hiệu sâu răng cửa là gì? Sâu răng cửa có trám được không?

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 29/09/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Sâu răng cửa không những gây ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều phiền toái như: viêm nhiễm, áp xe răng và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Sâu răng cửa là gì?

Sâu răng cửa là tình trạng xảy ra khá phổ biến, khi các vi khuẩn trong miệng tấn công và phá hủy lớp men răng. Điều này dẫn đến xuất hiện các lỗ nhỏ trên bề mặt răng, ban đầu là những lỗ rất nhỏ, mắt thường sẽ rất khó nhìn thấy. Nhưng theo thời gian những lỗ nhỏ này sẽ lớn dần nếu không được điều trị sớm.

Dưới đây là những nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng sâu răng cửa:

  • Vi khuẩn tấn công: Sau khi ăn xong, nếu bạn không vệ sinh răng miệng thật kỹ, thì các vi khuẩn có hại trong miệng sẽ chuyển hoá đường từ thức ăn thành axit, làm mòn men răng. Từ đó gây ra tình trạng sâu răng.
  • Mảng bám trên răng: Các mảng bám của thức ăn còn sót lại trên răng, theo thời gian sẽ tích tụ lại, cứng dần và hình thành cao răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt, nước ngọt thường xuyên cũng là nguyên nhân gây sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng không kỹ: Việc đánh răng không đúng cách, không sử dụng chỉ nha khoa, không lấy cao răng định kỳ cũng làm tăng nguy cơ sâu răng.

Những nguyên nhân rất phổ biến gây ra tình trạng sâu răng cửa

Dấu hiệu sâu răng cửa

Tuỳ vào mức độ nặng, nhẹ mà có nhiều dấu hiệu sâu răng khác nhau. Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng nào dưới đây, thì chắc chắn rằng bạn đang bị sâu răng.

  • Kẻ răng xuất hiện vết đen hoặc nâu: Đây là dấu hiệu sớm nhất và dễ nhận thấy nhất của sâu răng.
  • Đau nhức răng cửa: Khi sâu răng phát triển, lúc này bạn sẽ có cảm giác đau nhức khi ăn uống. Đặc biệt là khi ăn những thực phẩm nóng, lạnh hoặc ngọt.
  • Mẫn cảm: Khi sâu răng, lúc này răng sẽ nhạy cảm với nhiệt độ hoặc các loại thức ăn.
  • Hôi miệng: Sâu răng thường gây ra tình trạng hôi miệng.
  • Răng có hiện tượng ố vàng, ngả màu đen hoặc nâu
  • Bề mặt răng xuất hiện các lỗ nhỏ li ti: Theo thời gian những lỗ nhỏ này sẽ lớn dần và từ từ lây sang các răng lân cận.

>> Xem ngay: Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?

Ảnh hưởng của sâu răng cửa nếu không được điều trị sớm

Nếu không điều trị sâu răng sớm, thì việc sâu răng cửa sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề như:

  • Thẩm mỹ: Răng có đốm đen, bị ố vàng gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp.
  • Đau nhức: Sâu răng thường gây đau nhức khó chịu.
  • Gây hôi miệng: Tình trạng hơi thở có mùi do sự tích tụ của vi khuẩn ở răng sâu.
  • Ảnh hưởng sức khỏe răng miệng: Răng bị sâu có thể gây ra những vấn đề răng miệng khác như áp xe răng, nhiễm trùng tủy,…
  • Phá hủy men răng: Men răng giúp bảo vệ răng khỏi bị tác động từ bên ngoài. Nếu men răng bị phá huỷ, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị sâu răng hơn.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể: Khi răng cửa bị sâu, các bộ phận khác như hô hấp, tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng do có sự liên kết với nhau. Nếu sâu răng dẫn đến viêm nhiễm thì có thể gây tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường,…

Nếu không điều trị sâu răng sớm, thì việc sâu răng cửa sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề

Những cách điều trị sâu răng cửa

Bảo tồn răng cửa luôn là điều ưu tiên hàng đầu trong điều trị nha khoa. Việc bảo tồn răng cửa không chỉ mang lại tính thẩm mỹ, mà còn giúp bạn tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, đảm bảo được chức năng ăn nhai hiệu quả.

Dưới đây là một số cách điều trị sâu răng cửa phổ biến giúp bạn bảo tồn răng cửa một cách tốt nhất.

Trám răng

Trám răng là phương pháp phục hồi răng bị sâu một cách đơn giản và phổ biến nhất, bằng việc sử dụng men răng nhân tạo để phục hồi lại các răng đã bị sâu.

Trước tiên, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh mà chỉ định sâu răng cửa có trám được không. Sau khi trám răng cửa bạn có thể thoải mái tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh nhờ men răng nhân tạo có độ sáng bóng và trông gần như răng thật.

Trám răng là phương pháp sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy các lỗ hoặc khoảng trống trên răng

>> Xem thêm: Niềng răng cửa thưa mất bao lâu để có hàm răng đều và đẹp?

Bọc sứ răng cửa bị sâu

Đối với răng bị sâu nặng hoặc ố vàng nhiều, bọc răng sứ là giải pháp hiệu quả nhất để bảo tồn răng thật. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng thật làm trụ rồi gắn mão sứ lên trên, để bảo vệ răng gốc tối đa.

Tuy nhiên bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín để bọc sứ an toàn, chất lượng và đúng kỹ thuật, đạt độ hài hòa tự nhiên về màu sắc và kích thước giữa mão sứ với các răng khác kế cận. Về mão sứ bạn có thể lựa chọn răng sứ kim loại hoặc răng toàn sứ theo nhu cầu và điều kiện của mình. Để phục hình sâu răng cửa, bọc răng toàn sứ đạt hiệu quả tối ưu hơn vì mang tính thẩm mỹ cao hơn, lành tính và tuổi thọ dài hơn.

Bọc răng sứ là giải pháp hiệu quả nhất để bảo tồn răng thật.

Cả hai loại này đều được bao phủ bên ngoài bằng lớp sứ trắng trơn bóng, bền chắc tuổi thọ từ trên 7 năm. Trong đó, răng kim loại có giá thành thấp hơn nhưng có thể bị đen viền nướu sau 5-7 năm vì lõi kim loại bị axit khoang miệng oxy hóa. Còn mão răng toàn sứ thì lành tính và không bị đen viền, cho tuổi thọ từ 10 năm trở lên nhưng có giá thành cao hơn.

Điều trị tuỷ

Trong trường hợp sâu ăn vào tuỷ, nếu tuỷ răng bị viêm nhiễm hoặc chết. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tuỷ để ngăn ngừa nhiễm trùng tủy. Đồng thời trám kín chỗ sâu. Cuối cùng sử dụng mão răng sứ để bọc ngoài.

Tóm lại, xử lý răng cửa bị sâu đen đòi hỏi phải loại bỏ hoàn toàn tổn thương và không làm ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh – việc này khá phức tạp bởi vì hình dạng thon dài của răng cửa. Để chữa sâu răng cửa an toàn và triệt để, hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín.

Cách điều trị sâu răng cửa sâu bằng điều trị tuỷ

Đồng thời, phòng ngừa tình trạng răng cửa bị sâu đen vô cùng quan trọng:

  • Đánh răng hai lần một ngày sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối.
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ làm sạch kẽ răng sau các bữa ăn.
  • Sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride hoặc thành phần kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn gây mảng bám.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm không cân bằng dinh dưỡng, có chứa carbohydrate như kẹo và khoai tây chiên vì chúng có thể để lại cặn trên bề mặt răng.
  • Đến nha sĩ thường xuyên để kiểm tra và lấy cao răng định kỳ mỗi năm để loại bỏ mảng bám – nơi trú ngụ của vi khuẩn.

Để được tư vấn từ Bác sĩ chuyên môn, vui lòng liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant theo thông tin dưới đây.

Bài viết liên quan

Trồng răng cửa tháo lắp có những ưu điểm và hạn chế nào?

Ngày: 04/05/2023

Trồng răng cửa tháo lắp dành cho đối tượng nào, ưu nhược điểm ra sao là những gì bài viết dưới đây sẽ ...

Trồng răng cửa bao nhiêu tiền và những thông tin bạn cần biết

Ngày: 16/12/2023

Trước khi quyết định trồng răng cửa, bạn cần hiểu rõ quy trình, chi phí và những yếu tố ảnh hưởng đến ...

Niềng răng cửa thưa mất bao lâu để có hàm răng đều và đẹp?

Ngày: 06/09/2022

Răng cửa mọc thưa không chỉ làm giảm thẩm mỹ nụ cười mà còn ảnh hưởng đáng kể đến ăn uống, phát âm. ...

Răng cửa thưa có làm răng thỏ được không?

Ngày: 23/11/2023

Răng cửa thưa có làm răng thỏ được không phụ thuộc vào mức độ thưa của răng. Thông thường sẽ làm ...