Đặt lịch hẹn

Nguyên nhân và cách chữa há miệng có tiếng kêu

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 13/03/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay có đến khoảng 25% – 35% dân số gặp phải tình trạng có âm thanh phát ra khi há miệng lớn hoặc ngáp. Vậy vì sao há miệng có tiếng kêu như vậy?

Há miệng có tiếng kêu là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, nếu kèm theo những triệu chứng khác như đau hoặc lệch mặt thì là tình trạng khá bất thường cần phải được xem xét cẩn thận vì sao há miệng có tiếng kêu, nó liên quan đến hoạt động của khớp cắn.

Cách chữa há miệng có tiếng kêu

1. Vì sao há miệng có tiếng kêu?

Bộ máy nhai gồm có các răng, hệ thống các cơ nhai và khớp thái dương hàm. Ba thành phần này có quan hệ khăng khít với nhau, sự mất ổn định của một trong ba có thể dẫn tới rối loạn hoạt động hài hòa của bộ máy nhai, dẫn tới hậu quả rối loạn chức năng thái dương hàm.

Đĩa khớp có dạng lõm ở giữa và lồi cầu chịu lực lên phần lõm nhất của đĩa, bình thường lồi cầu và đĩa khớp sẽ thẳng hàng với nhau. Khi há miệng lồi cầu sẽ đi ra trước và khi khép miệng lồi cầu lại trở về vị trí ban đầu. Khi lồi cầu di chuyển, đĩa khớp sẽ luôn đi theo, ở tương quan bình thường sẽ không có tiếng kêu khớp.

Tuy nhiên khi bị trượt đĩa khớp có tái hồi. Tức là ở trạng thái bình thường động tác ngậm miệng đĩa khớp không nằm trên lồi cầu, đến khi há miệng lồi cầu đi ra trước sẽ bắt lại đĩa khớp và xuất hiện tiếng kêu tặc (clicking), ngược lại khi ngậm miệng lồi cầu và đĩa khớp lại trở về vị trí ban đầu nên bị trật ra dẫn đến xuất hiện tiếng clicking tiếp theo.

Vì sao há miệng có tiếng kêu?

Về mặt lý thuyết, lồi cầu chịu lực vào đĩa khớp là tốt nhất, tình huống đĩa trật ra trước lồi cầu sẽ nén vào phần mô mềm phía sau – phần vốn nhiều mạch máu và thần kinh, nên có thể gây ra đau. Trong những trường hợp nặng còn có thể làm thủng luôn phần mô mềm dẫn đến tiếng kêu lạo xạo do 2 đầu xương tiếp xúc với nhau và khiến đầu lồi cầu bị tiêu dần theo thời gian.

Mặc dù, các nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 7% trường hợp tiếng kêu khớp tiến triển nặng hơn. Thay vào đó, cơ thể có thể thích nghi hình thành sự xơ hóa mô mềm sau đĩa và vẫn có thể thực hiện chức năng vĩnh viễn, an toàn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn

2. Há miệng có tiếng kêu nguy hiểm không?

Há miệng có tiếng kêu không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng khác như đau đớn, sưng tấy hoặc khó há miệng.

Tiếng kêu khớp có rất nhiều loại như tiếng click đanh, rõ hay tiếng lạo xạo cảm giác như 2 đầu cứng mấp mô đang cọ xát vào nhau. Há miệng có tiếng kêu cũng nhiều trường độ nhỏ hoặc lớn, thể hiện trật đĩa bán phần hay toàn bộ, tiếng kêu xuất hiện 2 thì hay 1 thì, đầu thì hay cuối thì…

Há miệng có tiếng kêu nguy hiểm không?

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây tiếng kêu khi há miệng:

  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. TMJ là khớp nối giữa hàm dưới và hộp sọ. Khi khớp này bị trục trặc, nó có thể tạo ra tiếng kêu khi bạn há miệng, nhai hoặc nghiến răng.
  • Thoái hóa khớp: Lớp sụn bảo vệ khớp thái dương hàm có thể bị mòn theo thời gian, dẫn đến tiếng kêu khi há miệng.
  • Chấn thương: Chấn thương ở hàm hoặc khớp thái dương hàm có thể gây ra tiếng kêu khi há miệng.
  • Viêm khớp: Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, dẫn đến tiếng kêu khi há miệng.
  • Dính khớp: Dính khớp xảy ra khi các mô mềm xung quanh khớp thái dương hàm bị dính lại với nhau, dẫn đến tiếng kêu khi há miệng.
  • Tật nghiến răng: Nghiến răng có thể làm mòn khớp thái dương hàm và tạo ra tiếng kêu khi há miệng.
  • Căng cơ: Căng cơ ở hàm có thể tạo ra tiếng kêu khi há miệng.

Nếu há miệng có tiếng kêu và cảm thấy khó chịu khi nhai, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và được điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bạn, khám khớp thái dương hàm và yêu cầu chụp X-quang hoặc các xét nghiệm khác.

3. Cách chữa há miệng có tiếng kêu như thế nào?

Hầu hết những can thiệp bảo tồn này không phải để điều trị cho tiếng kêu biến mất mà là nhằm ổn định khớp cắn, để duy trì hoặc giảm bớt tiếng kêu không nặng thêm. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tiếng kêu khớp cắn sẽ không bao giờ hết. Nếu chỉ là tiếng kêu thì nó cũng không nguy hại, bạn chỉ cần điều trị khi tiếng kêu khớp cắn kèm các triệu chứng đau, rối loạn chức năng hoặc đau mỏi cơ đầu mặt cổ.

Chẳng hạn trường hợp bạn không nghe thấy tiếng kêu và hàm thì không thể há ra thì lúc đó đĩa khớp của bạn đã bị trật ra trước không tái hồi – một điển hình của tiến triển tiên lượng xấu. Và bạn sẽ cần được nắn chỉnh cho hàm há ngậm bình thường trong vòng 3 tuần trở lại. Bởi vì nếu để há miệng hạn chế trong thời gian dài thì sẽ dẫn đến tổn thương vĩnh viễn không hồi phục được.

Cách chữa há miệng có tiếng kêu như thế nào?

4. Há miệng có tiếng kêu khớp cần điều trị không?

Nếu tiếng kêu clicking kèm theo các triệu chứng như không thể há miệng hoặc có cơn đau thì mới cần xem xét lên kế hoạch điều trị. Bởi vì tình trạng đau này có thể là đau cơ nhưng thường là đau nội khớp (intracapsular). Hay nói cách khác, khi bị đau cơ hệ thống nhai nhưng tại khớp không đau và tải lực bình thường thì không nên điều trị theo hướng trật đĩa khớp.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân vì sao há miệng có tiếng kêu có phương pháp điều trị cụ thể. Mục đích điều trị là phục hồi ăn nhai bình thường, giải tỏa đau cơ khớp, đầu cổ, vai gáy… và không tập trung mục tiêu điều trị vào tiếng kêu.

Trong thực tế cũng có những trường hợp tiếng kêu khớp hàm tự khỏi. Vì vậy, hãy quan sát cảm nhận cơ thể, nếu há miệng có tiếng kêu gây ảnh hưởng đến chuyển động hàm và sinh hoạt của bạn thì hãy đến cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Chủ đề: há miệng có tiếng kêukhớp thái dương hàmlệch khớp cắnnguyên nhân tiếng kêu khi há miệngPhòng răng Đà Nẵngvì sao há miệng có tiếng kêu
Bài viết liên quan

Bắt vít niềng răng là gì, cắm vít niềng răng có đau không?

Vít niềng răng hay còn gọi là Minivis, là những vít siêu nhỏ bằng titanium được cấy trực tiếp vào xương hàm ...

Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền? Thời gian niềng bao lâu?

Niềng răng khểnh là phương pháp sử dụng lực kéo từ các khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển răng khểnh mọc ...

Trồng răng sứ titan giá rẻ giải pháp phục hình răng bền vững

Trồng răng sứ titan là phương pháp tiết kiệm và hiệu quả để phục hình răng. Chỉ từ 1,5 triệu là bạn đã ...

Viêm xoang mạn tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm xoang kéo dài hơn 3 tháng được xem là mạn tính. Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân viêm xoang mạn tính là gì ...