Dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì? Chân răng bị tụt lợi có nguy hiểm không?

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha Khoa Đà nẵng Implant trên Google News

Tụt lợi quanh chân răng là một trong những vấn đề răng miệng ảnh hưởng rất nhiều. Biết dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì để có cách điều trị kịp thời.

1. Tụt lợi là gì?

Lợi hay nướu là phần mô mềm bao xung quanh chân răng. Tụt lợi là quá trình phần mô mềm bao quanh răng bị mòn hoặc kéo ra sau, để lộ nhiều răng hoặc chân răng hơn. Khi bị tụt lợi, các khoảng trống hình thành giữa răng và đường viền lợi dần dần tích tụ vi khuẩn gây hại.

2. Dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì?

Tình trạng tụt lợi xuất hiện có thể dễ dàng nhận ra bằng cách quan sát. Bởi vì khi bị lộ chân răng sẽ rất dễ nhận ra.

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì? Chân răng bị tụt lợi có nguy hiểm không?Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì:

  • Lợi sưng đỏ.
  • Xảy ra tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc ăn nhai thực phẩm cứng.
  • Bị đau gần viền vùng lợi.
  • Lợi nhạy cảm đối với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc đồ ăn quá ngọt hay quá chua.
  • Có cảm giác khó chịu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa.
  • Khi chăm sóc răng có thể cảm thấy ê buốt hơn bình thường.
  • Phần lợi bị rút lại, lộ chân răng nhiều.

3. Vì sao bị tụt lợi quanh chân răng?

Tụt lợi là vấn đề đa nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố như sinh lý, bệnh lý, chấn thương hoặc các tác nhân khác.

3.1 Nguyên nhân bệnh lý

  • Viêm quanh răng và túi bệnh lý sâu răng.
  • Viêm nha chu khiến mô lợi và các tổ chức nâng đỡ răng bị phá hủy.
  • Không lấy cao răng lâu ngày bị tích tụ dày.

3.2 Nguyên nhân sinh lý

  • Tụt lợi sinh lý gia tăng theo độ tuổi, tỷ lệ từ 8% ở trẻ em lên tới 100% sau tuổi 50.
  • Thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.

3.3 Nguyên nhân sang chấn

  • Chải răng sai kỹ thuật làm sang chấn mòn lợi, lợi mỏng và thấp dần.
  • Sang chấn khớp cắn tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.
  • Răng bị xô lệch tác động lực lên lợi và xương của các răng kế cận.
  • Các thói quen xấu như nghiến răng hoặc hút thuốc lá.

Mức độ mòn lợi cũng bị ảnh hưởng bởi vị trí của răng trên cung hàm, góc của chân răng trong xương và độ cong của bề mặt chân răng. Những chiếc răng xoay, nghiêng, sai vị trí lệch ra phía tiền đình, tấm xương ổ răng mỏng, bị giảm chiều cao khi chịu áp lực nhai hoặc chải răng làm mòn phần lợi không được xương nâng đỡ.

Ngoài ra, các yếu tố gây tụt lợi chân răng khác có thể kể đến như:

  • Mô quanh răng mỏng.
  • Bị teo mô quanh răng.
  • Phanh niêm mạc bám cao gây co kéo lợi tự do khi ăn nhai.

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì? Chân răng bị tụt lợi có nguy hiểm không?

4. Chân răng bị tụt lợi có nguy hiểm không?

Một số trường hợp bệnh biết rõ dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì nhưng vẫn lờ đi, không thăm khám điều trị. Thực tế tình trạng tụt lợi có nguy hiểm không? Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng, mặc dù tụt lợi chân răng không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên việc không điều trị kéo dài có thể là tiền đề dẫn đến những biến chứng khó lường như:

  • Dễ bị sâu chân răng, chân răng mòn do bề mặt chân răng lộ ra phải chịu trực tiếp tác động chải răng cũng như các kích thích từ thực phẩm, lộ ngà răng gây ê buốt răng.
  • Khi tình trạng tụt lợi vượt quá ranh giới lợi dính, niêm mạc tiền đình thì bờ lợi thường xuyên bị co kéo sẽ bị bong khỏi bề mặt răng.
  • Tạo điều kiện cho mảng bám, thức ăn và vi khuẩn tích tụ, đặc biệt là vùng kẽ răng.
  • Ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ nụ cười khi bị tụt lợi răng cửa.

5. Phương pháp điều trị tụt lợi nào hiệu quả?

Hiện nay, tụt lợi chân răng là bệnh lý răng miệng thường gặp, bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, lâu dần còn có thể ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.

>> Xem thêm: Viêm nướu sau khi nhổ răng có nguy hiểm không? Cách phòng tránh

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể đến các phòng răng Đà Nẵng uy tín thăm khám, chẩn đoán dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì và phương pháp điều trị tụt lợi nào hiệu quả nhất.

5.1 Điều trị không phẫu thuật

  • Dùng kháng sinh: Nếu nguyên nhân tụt nướu răng là vi khuẩn (bệnh nha chu) thì bác sĩ nha khoa sẽ làm sạch vùng răng sâu và sử dụng kháng sinh tại chỗ ở vùng lợi.
  • Dán răng (bọc răng): Sử dụng chất liệu sứ bọc quanh vùng răng để tránh để lộ chân răng.
  • Chỉnh nha (niềng răng): Nếu nguyên nhân tụt nướu chân răng là do răng khấp khểnh thì niềng chỉnh là phương pháp hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì? Chân răng bị tụt lợi có nguy hiểm không?

Sóng âm tần cao sẽ làm các mảng bám bong ra mà không làm tác động đến mô nướu

5.2 Điều trị phẫu thuật

  • Phẫu thuật điều trị tụt lợi cụ thể là thực hiện ghép lợi. Thông qua việc sử dụng niêm mạc vòng miệng hoặc mô của người hiến tặng ghép mô này vào vùng răng bị mất lợi nhằm bù đắp phần đã mất, che lấp và bảo vệ chân răng.
  • Phương pháp này sẽ áp dụng khi áp dụng phương pháp điều trị tụt lợi nào khác không hiệu quả. Thời gian hồi phục sau phẫu thuật thường là 2 tuần tùy vào cơ địa từng người.

6. Cách phòng ngừa tụt lợi chân răng là gì?

Các biện pháp phòng ngừa sẽ xoay quanh vấn đề bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc chuyển động tròn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, đặc biệt sau khi ăn.
  • Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng và kem đánh răng chứa fluoride.
  • Lấy cao răng định kỳ.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ theo khuyến cáo của nha sĩ.
  • Khi phát hiện các dấu hiệu nhận biết tụt lợi là gì thì nên đến gặp bác sĩ nha khoa sớm.

Hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant nếu bạn còn câu hỏi nào khác liên quan đến tình trạng tụt lợi chân răng, dấu hiệu cũng như cách điều trị.

  • Địa chỉ:
    • Cơ sở 1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • Cơ sở 2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
Đánh giá
Chủ đề: chảy máu lợiLấy cao răngtụt lợitụt lợi là gìviêm lợi
Bài viết liên quan

Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

Hiện nay có rất nhiều loại kem đánh răng được giới thiệu nhiều công dụng. Vậy bạn đã biết cách chọn kem ...

9 thói quen gây vàng răng có thể bạn đang mắc phải

Răng bị ố vàng là một trong những vấn đề phổ biến. Nguyên nhân có thể do những thói quen gây vàng răng mà ...

Dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm ngăn ngừa ê buốt răng

Nhìn bên ngoài bạn sẽ khó thấy dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm, phát hiện trễ sẽ làm lớp men tiêu ...

10 cách tự lấy cao răng tại nhà với nguyên liệu tự nhiên

Loại bỏ cao răng là bước quan trọng trong quy trình vệ sinh răng miệng. Có nhiều cách tự lấy cao răng tại nhà ...

Răng xuất hiện đốm đen là bị gì? Cách loại bỏ đốm đen trên răng tại nhà

Nguyên nhân chính gây ra những đốm màu đen ở chân răng là cao răng. Tuy nhiên cũng có thể do bệnh lý, để biết ...