Đặt lịch hẹn

10 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn và cách xử lý kịp thời

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 24/04/2024
5/5 - (3 bình chọn)

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn có thể xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập từ miệng vào vết thương. Đây là vấn đề phổ biến nếu không được điều trị có thể gây ra những con đau hoặc thậm chí là nhiễm trùng nghiêm trọng. Bài viết sau, Nha khoa Đà Nẵng Implant giúp bạn đọc nhận biết những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn đồng thời đề xuất những biện pháp và cách phòng ngừa nhiễm trùng.

dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn và cách xử lý kịp thời

1. Vì sao bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn?

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn như:

  • Do vị trí răng: Răng hàm nằm sâu và cắm chặt vào xương hàm phải rạch nướu nhiều hơn để có thể tiếp cận. Thao tác này đã tạo nhiều cửa ngõ thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn.
  • Do kỹ thuật bác sĩ: Do sai kỹ thuật gây chèn ép, tổn thương xương hàm và những vùng xung quanh, bác sĩ thao tác làm vỡ bản xương trong quá trình nhổ răng, mảnh xương chết sinh mủ, hình thành nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng. Hoặc sau phẫu thuật có thể còn sót lại tổ chức bao quanh răng 8, chân răng, nang chân răng hoặc tổ chức viêm gây đau, gây chảy máu và cũng như nhiễm trùng.
  • Do dụng cụ phòng mổ: Không đảm bảo vô trùng cho dụng cụ nhổ răng gây ra viêm nhiễm vết thương hở. Một số ít trường hợp người bệnh còn bị lây nhiễm chéo, vi khuẩn lây lan giữa các dụng cụ.
  • Do chăm sóc kém: Chăm sóc vết thương nhổ răng kém, sai cách, ăn những thực phẩm không phù hợp dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng do vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Mặt khác, huyệt ổ răng vừa nhổ bị vệ sinh quá sạch như chọc tăm bông hay bơm rửa,… gây bệnh lý viêm huyệt ổ răng khô rất đau do làm mất cục máu đông vừa được hình thành.
  • Do bệnh lý nha khoa: Một số bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, viêm quanh răng, chấn thương liên quan đến xương hàm, nhiễm khuẩn tuyến nước bọt, amidan,… dẫn đến viêm nhiễm, ảnh hưởng chân răng và tạo dịch mủ.

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Bên cạnh đó, nướu và xương bị tổn thương do mở xương quá nhiều trong quá trình nhổ răng. Xương bị hoại tử từ việc cắt xương bằng mũi khoan không được làm mát đầy đủ bằng nước đồng thời khoan ở tốc độ cao dẫn đến hiện tượng bị bóc tách rách, nát ở niêm mạc huyệt ổ răng, dẫn đến tình trạng khả năng lành thương sau phẫu thuật bị giảm sút, dễ nhiễm trùng.

Đồng thời, thói quen hút thuốc lá cũng sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng lên nhiều lần và làm trầm trọng tình trạng nhiễm trùng.

2. 10 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn có thể gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Sau đây là 10 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn bạn cần hết sức lưu ý.

2.1 Chảy máu nhiều và kéo dài tại vị trí nhổ

Nhổ răng sẽ tác động đến mô nướu và mạch máu ở niêm mạc. Thông thường, chảy máu sau khi nhổ răng chỉ kéo dài trong 40 đến 60 phút, sau đó máu sẽ từ từ đông lại và ngưng chảy. Tuy nhiên, nếu máu vẫn chảy liên tục và kéo dài 1-2 ngày thì rất có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

2.2 Sưng mặt, sưng má kéo dài tại vị trí nhổ răng

Sưng mặt và sưng má xuất hiện sau khi nhổ răng khôn là tình trạng hết sức bình thường. Bởi vì nhổ răng khôn sẽ tác động đến mô nướu, tại vị trí nhổ sẽ diễn ra quá trình tự xử lý vết thương của cơ thể. Tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong vài ngày và giảm dần sau đó. Nếu bạn thấy vùng mặt, má tại vị trí vừa nhổ răng không giảm sưng hoặc nặng hơn có thể kèm theo các triệu chứng đau, sốt thì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

2.3 Sốt kéo dài trong vòng 1 tuần

Sốt 1-2 ngày sau khi nhổ răng cũng có thể xảy ra với những người có cơ địa yếu. Tuy nhiên, nếu sốt trong khoảng 1 tuần thì là dấu hiệu bất thường, có thể vết thương bị nhiễm trùng hoặc chân răng còn sót lại gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

Nếu sốt trong khoảng 1 tuần thì là dấu hiệu bất thường, có thể vết thương bị nhiễm trùng hoặc chân răng còn sót lại gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.

2.4 Đau nhức không thuyên giảm, đau khi đóng mở miệng

Đau nhức sau nhổ răng là tình trạng bình thường, hầu như ai cũng gặp phải. Sau vài ngày cơn đau sẽ dịu dần và biến mất. Tuy nhiên, khi vết khâu bị nhiễm trùng, cảm giác đau nhức sẽ không giảm mà kéo dài, thậm chí xuất hiện cơn đau đầu và đau nhức ở vùng xương hàm gần tai. Một số trường hợp đau khi đóng mở miệng gây khó khăn trong quá trình ăn uống và khả năng giao tiếp.

Đau nhức không thuyên giảm, đau khi đóng mở miệng

2.5 Cảm giá khó thở hoặc khó nuốt thức ăn

Đây là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng điển hình. Nguyên nhân là do tại vị trí nhổ răng bị viêm nhiễm. Từ đó, làm sưng tấy lên các vùng nướu xung quanh, gây áp lực lên hệ hô hấp khiến bạn cảm thấy khó thở, thậm chí nghiêm trọng hơn sẽ gây thở khò khè. Bên cạnh đó, tại vị trí sưng đau bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống.

2.6 Hôi miệng hoặc có vị trong miệng gây cảm giác khó chịu

Nhổ răng khôn không gây hôi miệng và cũng không làm thay đổi vị giác. Tình trạng hôi miệng xảy ra khi vệ sinh và chăm sóc vết thương sau khi nhổ răng không đúng cách. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng kèm theo các triệu chứng thường gặp như: sưng tấy, đau và có dịch mủ. Bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ để tránh nhiễm trùng vết thương.

Hôi miêng - dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

2.7 Xuất hiện mủ quanh nướu răng vừa nhổ

Mủ trắng có thể xuất hiện trên lợi nếu vết khâu của răng bị nhiễm trùng. Sau khi ăn, bạn nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng tránh mảng bám thức ăn mắc vướng lại ở vùng kẽ răng và kẽ hở trên lợi tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng dẫn đến sưng tấy nướu, gây đau và có dịch mủ.

2.8 Sưng hạch bạch huyết

Nếu bạn xuất hiện triệu chứng sốt cũng như nổi hạch ở quai hàm hay cằm có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Kèm theo cơn sốt thường là những cơn đau nhức, buốt rát tại vị trí nhổ răng. Một số trường hợp, người bệnh có thể nổi hạch tại vùng cổ và vùng lân cận.

2.9 Tê buốt kéo dài

Cảm giác tê buốt sau khi nhổ răng khôn là điều hết sức bình thường. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và kỹ thuật của bác sĩ mà cơn tê buốt có thể xảy ra hoặc không. Nếu có thì thông thường sẽ giảm dần sau 1-3 ngày nếu chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy tình trạng tê buốt vẫn kéo dài hơn 1 tuần thì đây chính là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.

2.10 Vùng răng bên cạnh nhạy cảm

Sau khi nhổ răng khôn mà răng bên cạnh trở nên nhạy cảm với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn chua, không khí lạnh thì bạn cần chú ý vì có thể vết khâu đang gặp bất thường.

Vùng răng bên nhạy cảm - Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

3. Cách xử lý khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn

Nếu phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn, thì bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

3.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, nhiều người lo ngại vết thương nên hạn chế vệ sinh răng miệng, đây là quan niệm sai lầm. Thực tế, người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ một cách nhẹ nhàng. Bạn nên chải răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để loại bỏ các mảng vụn thức ăn còn sót lại, nhưng tránh không tác động vào vết thương.

Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng khôn

3.2 Dùng nước súc miệng chuyên dụng

Dùng nước súc miệng chuyên dụng giúp khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bạn nên lựa chọn những loại nước súc miệng có hoạt chất Chlorhexidine (CHX) và Cetylpyridinium (CPC) với nồng độ thích hợp để phát huy tối đa hiệu quả và an toàn khi dùng.

3.3 Sử dụng gel nha khoa

Nhiều loại gel có thể được dùng tại chổ, ngay vị trí vết khâu nhằm tăng cường hiệu quả kháng khuẩn, phòng ngừa các bệnh về nướu, đặc biệt là kiểm soát vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, đẩy lùi các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, giảm đau và sưng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua gel nha khoa tại các tiệm thuốc hoặc mua trực tiếp tại bệnh viện sau khi nhổ răng.

3.4 Có chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương thông qua những loại thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa như: cháo, súp, thịt, cá,… được chế biến ở dạng mềm, dễ nhai. Không nên ăn những món quá cứng hoặc quá nóng để tránh vận động cơ hàm quá nhiều và tránh những tổn thương tại vị trí vết khâu cũng như khoang miệng. Không dùng những thức uống có cồn như: rượu, bia… và dừng hút thuốc lá.

3.5 Hỏi ý kiến bác sĩ và đến thăm khám

Nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Gọi Hotline Nha khoa Đà Nẵng Implant 0899 412 412 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp nha khoa để thăm khám. Tùy theo nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ đưa ra phương án phù hợp, làm sạch mủ và kê đơn thuốc kháng sinh, các sản phẩm vệ sinh răng miệng kháng khuẩn. Từ đó, giúp bạn giảm đau, sưng, tránh viêm nhiễm lan rộng.

3.6 Sử dụng thuốc kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau thường được lựa chọn để đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng, giảm sưng đau, khó chịu. Nhưng tuyệt đối không dùng tùy tiện mà cần tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ, nhằm kiểm soát vấn đề nhiễm trùng hiệu quả và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau thường được lựa chọn để đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng cũng như giảm sưng đau, khó chịu cho người bệnh. Thuốc kháng sinh không nên dùng tùy tiện mà cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ 

3.7 Giảm đau bằng cách chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh trên má quanh vùng răng vừa nhổ giúp giảm đau sau nhổ răng và giảm đau trong nhiễm trùng sau nhổ. Nhiệt độ lạnh làm co mao mạch nên tình trạng chảy máu vết thương cũng giảm thiểu, đồng thời giúp làm dịu cảm giác đau nóng do viêm. Đây là cách xử lý giảm sưng, đau và nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn hiệu quả.

Chườm đá lạnh trên má quanh vùng răng vừa nhổ giúp giảm đau sau nhổ răng và giảm đau trong nhiễm trùng sau nhổ

4. Cách tránh nhiễm trùng sau khi nhổ răng

Để hạn chế xảy ra nhiễm trùng sau khi nhổ răng bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Chọn cơ sở nha khoa uy tín: Bạn nên chọn các cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện có độ tin cậy cao, bác sĩ có kỹ thuật chuyên môn tốt, có chế độ chăm sóc vết thương sau nhổ răng, cơ sở vật chất tốt và quy trình vô trùng chuẩn y khoa.
  • Dùng thuốc theo toa bác sĩ: tuân thủ thời gian tái khám và hướng dẫn sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Vệ sinh răng miệng đúng: Chải răng đúng cách và nhẹ nhàng, chải răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải kẽ răng hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và mảng bám. Bạn nên dùng kem đánh răng và nước súc miệng chuyên dùng cho trước và sau phẫu thuật răng miệng.
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Ưu tiên tăng cường bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả,… chế biến mềm và dễ tiêu hóa. Giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.
  • Loại bỏ thói quen xấu: Không ăn đồ cay nóng, đồ chua, sử dụng bia rượu và hút thuốc. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ tinh thần thoải mái để hạn chế tình trạng nghiến răng khi ngủ nhằm giảm thiểu tổn thương.

5. Một số sản phẩm chăm sóc vết thương sau nhổ răng

Để đạt hiệu quả trong chăm sóc răng miệng an toàn, phòng ngừa các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng bạn cần có sản phẩm chăm sóc đặc biệt dùng chuyên biệt. Có thể cân nhắc bộ sản phẩm PERIO-AID Intensive Care bao gồm 3 sản phẩm được nhiều người đánh giá cao.

  • Gel chăm sóc đặc biệt PERIO-AID Intensive Care sau phẫu thuật, điều trị nha chu
Gel chăm sóc đặc biệt PERIO-AID Intensive Care

Gel chăm sóc đặc biệt PERIO-AID Intensive Care, tham khảo về thông tin sản phẩm tại đây

  • Nước súc miệng PERIO-AID Intensive Care sau phẫu thuật, điều trị nha chu
Nước súc miệng PERIO-AID Intensive Care

Nước súc miệng PERIO-AID Intensive Care. Xem thêm thông tin về sản phẩm tại đây.

  • Bình xịt chăm sóc đặc biệt PERIO-AID Intensive Care sau phẫu thuật, điều trị nha chu
Bình xịt chăm sóc đặc biệt PERIO-AID Intensive Care

Bình xịt chăm sóc đặc biệt PERIO-AID Intensive Care. Xem thêm thông tin sản phẩm tại đây.

Cả 3 sản phẩm đều chứa 0.12% Chlorhexidine (CHX) và 0.05% Cetylpyridinium (CPC) diệt khuẩn tối ưu và an toàn cho người sử dụng.

Chlorhexidine được xem là chất kháng khuẩn tiêu chuẩn vàng, đạt hiệu quả kiểm soát hóa học tối ưu đối với mảng bám. Cetylpyridinium (CPC) tạo ra hiệu ứng tổng hợp, tăng khả năng diệt khuẩn tối đa. 2 hoạt chất này tạo nên đặc tính sát khuẩn và lấy đi các mảng bám gây bệnh nên thường được sử dụng trong điều trị viêm nha chu, viêm quanh implant và kiểm soát nhiễm sau phẫu thuật răng miệng.

Lời kết:

Trên đây là 10 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn và cách xử lý kịp thời. Bạn hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và áp dụng các biện pháp chăm sóc vết thương sau nhổ răng ngay tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí!

Bài viết liên quan

Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Nên nhổ răng khôn ở đâu?

Ngày: 11/04/2024

Răng khôn được biết đến như ác mộng với những cơn đau, sưng liên tục và tái phát nhiều lần. Vậy nhổ ...

Nhổ răng khôn có đau không? Tại sao phải nhổ răng khôn?

Ngày: 22/12/2023

Răng khôn được biết đến như ác mộng với những cơn đau, sưng liên tục và tái phát nhiều lần. Vậy nhổ ...

Những cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả tức thì

Ngày: 22/06/2023

Tình trạng chảy máu trong 8 giờ đầu sau khi nhổ răng là hoàn toàn bình thường. Những cách cầm máu sau khi nhổ ...

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn

Ngày: 11/03/2024

Sau khi nhổ răng, bạn có thể bị đau, chảy máu, sưng nề. Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn đúng cách ...