Ghép xương răng là gì? Khi nào cần ghép xương?

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha khoa Implant trên Google News

Ghép xương răng được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mật độ xương hàm không đủ để cấy ghép Implant. Vậy cụ thể ghép xương răng là gì và cần thực hiện khi nào?

Ghép xương răng là gì?

Ghép xương răng hay còn gọi là cấy ghép màng xương trong trồng răng sứ implant là kỹ thuật sử dụng những miếng màng xương nhân tạo đặt trực tiếp vào vùng mô mềm vừa được ghép xương. Mục đích của ghép xương răng là gì? Ghép xương răng hàm nhằm bổ sung xương vào bên trong hàm, tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, tái tạo phần xương đã bị tiêu biến. Màng xương sử dụng trong cấy ghép Implant là sản phẩm sinh học nhân tạo tái thẩm thấu dành cho xương và mô. Ghép xương răng được biết đến là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận từng thao tác.

Ghép xương răng là gì? Khi nào cần ghép xương?

Ghép xương răng có phải chỉ định bắt buộc không?

Trong cấy ghép Implant, cấy ghép màng xương không phải là chỉ định bắt buộc cho tất cả các trường hợp. Chỉ một số ca xương hàm của bệnh nhân không đủ điều kiện về số lượng, chất lượng, bác sĩ mới chỉ định ghép xương răng mà thôi. Kỹ thuật cấy ghép màng xương thường đi đôi với ghép xương nhân tạo để bổ trợ cho quá trình ghép xương hàm an toàn và xương nhanh tích hợp với cơ thể.

Vai trò của ghép xương răng là gì?

Nếu không phải là một chỉ định bắt buộc thì vai trò của kỹ thuật ghép xương răng là gì? Ghép xương trong cấy Implant có tác dụng làm đầy xương hàm, đảm bảo mật độ xương đạt chuẩn, cứng chắc tạo tiền đề cho quá trình cắm Implant thành công. Trong những trường hợp xương hàm bị tiêu biến nhiều, suy giảm về cả chiều cao, mật độ, số lượng và thể tích thì trụ Implant khi cấy vào sẽ có nguy cơ cao bị lung lay, dễ bị đào thải sau thời gian ngắn.

Khi bị mất răng hơn 3 năm, xương ổ răng có thể bị tiêu hủy đến 50% bởi vì nó không còn chịu lực tác động từ chân răng thông qua hoạt động ăn nhai làm cho mật độ và thể tích xương hàm suy giảm, màng xương và xương hàm mỏng dần đi. Lúc này, ghép xương nhân tạo sẽ hỗ trợ giữ vững trụ Implant bền lâu trong xương hàm, thúc đẩy xương hàm tái tạo lại các tế bào xương mới bằng cách thêm một lượng xương phù hợp vào vị trí xương bị khuyết. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp phục hình ở hàm răng trên cần kết hợp với kỹ thuật nâng xoang để hỗ trợ cho quy trình trồng răng sứ implant diễn ra thành công.

Có nên ghép xương răng không?

Ngoài vấn đề là có cần thiết hay không thì để cân nhắc có nên cấy ghép xương răng không cũng phải tùy bệnh nhân. Kỹ thuật ghép xương ổ răng không thể áp dụng cho tất cả bệnh nhân mất xương hàm răng bởi vì sẽ có một số trường hợp chống chỉ định. Nếu muốn biết chính xác có nên ghép xương răng không phải được sự thăm khám chi tiết của bác sĩ chuyên khoa.

Ghép xương răng là gì? Khi nào cần ghép xương?

Những ai nên cấy ghép xương răng?

  • Người có dự định cấy ghép Implant mà xương hàm bị tiêu biến nhiều, không đủ thể tích trụ Implant đứng vững.
  • Sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ trong thời gian dài khiến xương hàm bị tiêu biến do không thay thế được chân răng đã mất.
  • Người bị viêm nha chu, nướu sưng đau, lỏng lẻo đến mức lộ chân răng, ảnh hưởng đến xương ổ răng.
  • Mật độ xương hàm bị suy giảm do các nguyên nhân khác như xương hàm bị chấn thương, di chứng phẫu thuật hàm trước đó hoặc do bẩm sinh.

Những ai không nên ghép xương răng?

  • Người lớn tuổi, sức khỏe toàn thân kém không đủ điều kiện ghép xương.
  • Người nghiện rượu bia, thuốc lá nặng không thể cai.

Các kỹ thuật ghép xương răng là gì?

Hiện nay có 4 kỹ thuật ghép xương ổ răng cơ bản là ghép xương tổng hợp, ghép xương dị chủng, ghép xương đồng chủng và ghép xương tự thân.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết trụ implant bị đào thải là gì và cách xử lý

Ghép xương tổng hợp (Synthetic)

Xương tổng hợp hay còn được gọi là xương nhân tạo có thành phần chính là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate, gần giống với xương tự nhiên.

Ghép xương tự thân (Autograft)

Phương pháp ghép xương này thường có kết quả tốt vì lấy xương của bệnh nhân từ một vị trí khác (như xương cằm, xương chậu…) để ghép vào hàm nên có tính tương thích cao với cơ thể.

Ghép xương răng là gì? Khi nào cần ghép xương?

Ghép xương đồng loại (Allograft)

Đây là quá trình lấy xương của người khác xử lý và ghép vào vị trí thiếu xương.

Ghép xương dị loại (Xenograft)

Quá trình ghép xương dị loại là lấy xương của loài khác (ví dụ như xương bò) xử lý và ghép vào vị trí cần xương cấy..

Ghép xương răng có đau không?

Mật độ và thể tích xương hàm ở vị trí mất răng của mỗi bệnh nhân là khác nhau. Vì vậy cần tính toán chính xác để cấy ghép xương răng để đạt kết quả tối ưu. Tỷ lệ thành công và độ an toàn khi ghép xương răng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ và nơi điều trị. Hiện nay, kỹ thuật nha khoa rất tiên tiến, các ca ghép xương ổ răng hoàn toàn không đau. Vì vậy mà người bệnh hầu như không cần lo lắng ghép xương răng có đau không hay ghép xương răng có nguy hiểm không.

Ghép xương răng bao lâu lành?

Phẫu thuật ghép xương có thể được thực hiện cùng lúc với cấy trụ implant hoặc thực hiện trước khi cắm implant từ 6 – 8 tháng (tuỳ thuộc vào từng tình trạng tiêu xương). Ghép xương răng bao lâu lành sẽ ảnh hưởng đến thời gian cả lộ trình trồng răng implant. Thời gian ghép xương răng bao lâu lành sẽ tùy vào cơ địa của mỗi người, thời gian lành thương sẽ khác nhau. Thông thường sẽ từ 2-6 tháng để xương hàm lành hẳn. Dựa vào độ lành thương và tình trạng xương hàm sau đó mà sẽ lên kế hoạch điều trị những bước tiếp theo.

Ghép xương răng là gì? Khi nào cần ghép xương?

Ghép xương răng bao nhiêu tiền?

Chi phí ghép xương răng bao nhiêu tiền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tình trạng tiêu xương hàm của bệnh nhân ít hay nhiều thì sẽ cần lượng xương cấy ghép tương ứng. Vị trí cấy ghép xương phức tạp, gần các dây thần kinh đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại và tay nghề của bác sĩ thực hiện.
  • Ghép xương cho bao nhiêu răng hay toàn hàm, ghép xương ổ răng cho toàn hàm dĩ nhiên sẽ có chi phí cao hơn.
  • Chính sách tùy vào địa chỉ trồng răng implant ở đâu. Chẳng hạn như có những địa chỉ nha khoa uy tín áp dụng chính sách miễn phí hoàn toàn chi phí ghép xương, khi bệnh nhân lựa chọn những loại trụ Implant cao cấp hoặc trồng răng Implant toàn hàm giúp bệnh nhân tiết kiệm được một phần lớn chi phí và hoàn toàn yên tâm dù tình trạng xương hàm như thế nào.

Muốn biết thêm chi tiết quy trình ghép xương răng là gì, tư vấn trường hợp của bạn có nên ghép xương răng không hay nhận báo giá ghép xương răng bao nhiêu tiền, hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant theo thông tin:

  • CS1: 420 Đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
  • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7
Đánh giá
Chủ đề: cấy ghép ImplantĐịa chỉ trồng răng Implanttrồng răng Implant
Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách làm trắng răng sau 1 đêm nhất định bạn phải biết

Có rất nhiều phương pháp tẩy vết ố vàng hoặc răng xỉn màu. Tuy nhiên, liệu chúng có mang lại hiệu quả nhanh ...

Sở hữu nụ cười tỏa sáng nhờ những cách làm trắng răng bị ố vàng

Răng ngả màu khiến chúng ta mất đi sự tự tin. Vậy, có cách làm trắng răng bị ố vàng hiệu quả và nhanh ...

Trồng răng cửa tháo lắp có những ưu điểm và hạn chế nào?

Trồng răng cửa tháo lắp dành cho đối tượng nào, ưu nhược điểm ra sao là những gì bài viết dưới đây sẽ ...

Giá lấy cao răng bao nhiêu? Giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc về cao răng

Nhiều người không quan tâm đến lấy cao răng định kỳ. Vậy cao răng có thực sự quan trọng đến thế? Giá ...
Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0899 412 412