Lệch khớp cắn là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 31/08/2024
5/5 - (1 bình chọn)
Lệch khớp cắn không chỉ tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng mà còn làm mất tính thẩm mỹ khuôn mặt, cũng như ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai. Vậy nguyên nhân lệch khớp cắn là gì? Tác hại và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau:
Khớp cắn là gì? Như thế nào là chuẩn?
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm và răng trên – dưới, bao gồm cả tỉ lệ cân xứng và diện tích tiếp xúc của răng cũng như xương hàm ở trạng thái nghỉ và khi ăn nhai. Hai hàm cân đối, đều và đẹp được coi là khớp cắn chuẩn.
Khớp cắn chứa đựng sự tương quan hài hòa với khuôn mặt gồm cả trán, mắt, mũi và cằm có sự cân đối nhất định.
Hai hàm răng cần phải cắn khít với nhau tạo ra lực nhai tương đối khỏe và bền chắc:
2 răng nanh và 4 răng cửa của hàm trên sẽ trùm ra bên ngoài của 4 răng đối xứng tại hàm dưới một cách chuẩn xác. Răng cửa hàm dưới sẽ tiếp xúc khoảng 2/3 so với thân răng cửa hàm trên với trạng thái bình thường.
Khi cắn răng hàm số 4,5,6,7 sẽ tiếp xúc nhau ở mặt nhai và cắn khít với nhau mà không bị kênh cộm, mỗi răng sẽ đối xứng với răng tại vị trí tương tự của hàm kia mà không bị lệch. Trục đối xứng chuẩn góp phần tạo nên một khuôn mặt hài hòa, cân đối giữa hai bên.
Lệch khớp cắn là gì? Dấu hiệu nhận biết lệch khớp cắn
Lệch khớp cắn là tình trạng hàm trên hoặc hàm dưới bị lệch tâm, hai hàm răng không cắn khít lại với nhau khi ở trạng thái nghỉ và ăn nhai. Khi lệch khớp cắn các răng thường mọc lệch ra khỏi tâm hàm, hướng vào trong hoặc ra ngoài hoặc mọc không thẳng hàng. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, phát âm mà còn làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Tùy vào mỗi trường hợp mà tình trạng sai lệch khớp cắn sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Bạn có thể nhận biết lệch khớp cắn thông qua những dấu hiệu thường gặp sau đây:
Biểu hiện ở răng
Răng mọc chen chúc trên 2 cung hàm.
Khe hở giữa 2 răng cửa ở hàm trên và hàm dưới không tạo thành một đường thẳng.
Thấy có khoảng trống lớn giữa các răng hoặc các răng mọc xa cách nhau.
Răng hàm trên chìa ra ngoài nhiều so với răng hàm dưới hoặc ngược lại.
Khớp cắn bị hở, có thể nhìn thấy lưỡi khi 2 hàm ở trạng thái nghỉ và khi cắn khít 2 hàm thì xuất hiện khoảng hở giữa răng cửa.
Biểu hiện ở thói quen
Dễ bị cắn vào má, lưỡi khi nói chuyện hoặc ăn nhai.
Khó hay không thể phát âm chuẩn.
Khó ngậm miệng và khép kín 2 hàm răng.
Nhanh mỏi cơ hàm khi cắn và nhai thức ăn.
Trên đây là những dấu hiệu lệch khớp cắn thường gặp, bạn có thể dựa vào đây để kiểm tra tình trạng khớp cắn của mình tại nhà. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn thì bạn có thể gặp bác sĩ nha khoa răng hàm mặt để được chụp x-quang giữa 2 hàm,để kiểm tra khớp cắn của mình.
Các dạng lệch khớp cắn thường gặp
Về cơ bản, có 4 loại lệch khớp cắn thường gặp như sau:
Khớp cắn ngược: hay còn gọi là răng móm, xương hàm dưới phát triển quá mức so với hàm trên nên bị đưa ra ngoài, khi nhìn nghiêng sẽ thấy phần môi dưới chìa hẳn ra ngoài so với môi trên. Điều này khiến cho khuôn mặt bị gãy cúp, gây mất thẩm mỹ.
Khớp cắn sâu: hàm dưới bị khuất và không thể nhìn thấy được nếu nhìn nghiêng, thường kèm theo bị hở lợi, mặt ngắn.
Khớp cắn chéo: răng bị xô lệch do phát triển không đều, phá vỡ sự đối xứng của răng hàm trên và hàm dưới, nhìn rõ nhất khi cười.
Khớp cắn hở: răng cửa trên đưa ra phía trước một khoảng rộng, không thể hoàn toàn khép răng, có thể nhìn thấy lưỡi khi khép kín 2 hàm răng.
Vì sao bị lệch khớp cắn?
Theo thống kê cho thấy có hơn 80% dân số Việt Nam gặp các vấn đề về răng, trong đó có tình trạng lệch khớp cắn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn, bao gồm:
Di truyền: đây là nguyên nhân chủ yếu chiếm đến 70%.
Mất răng sữa sớm: răng có xu hướng mọc lệch qua phần răng sữa bị mất, gây nên tình trạng mọc lệch, xô lệch toàn hàm.
Thói quen xấu từ nhỏ: tật mút ngón tay, tật đẩy lưỡi vào răng khiến răng dễ bị hô vẩu…
Bị chấn thương nặng làm cho răng hàm bị lệch.
Bị ảnh hưởng bởi các phương pháp chỉnh nha như niềng răng.
Có khối u xuất hiện ở hàm và miệng.
Có cần điều trị lệch khớp cắn không?
Mặc dù không phải là một bệnh lý nha khoa nghiêm trọng nhưng tình trạng sai lệch khớp cắn cũng có thể gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt là khi lệch nhiều.
Ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt mất sự cân đối, hài hòa.
Khó vệ sinh răng miệng tăng nguy cơ các bệnh về nha khoa.
Giảm khả năng ăn nhai, nghiền không kỹ tạo gánh nặng cho dạ dày.
Ảnh hưởng đến hoạt động của cơ lưỡi gây khó phát âm, nói khó nghe hoặc nói chậm.
Khiến xương hàm hoạt động quá mức gây nhức mỏi, lâu ngày có thể dẫn đến vấn đề khớp thái dương hàm.
Phương pháp điều trị lệch khớp cắn như thế nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sai lệch khớp cắn chuyên sâu. Tùy thuộc vào nguyên nhân lệch khớp cắn cũng như mức độ sai lệch mà cần áp dụng phương pháp chỉnh khớp cắn chuẩn phù hợp. Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến là niềng răng, phẫu thuật và bọc răng sứ thẩm mỹ.
Niềng răng chỉnh nha: là phương pháp sử dụng các dụng cụ nha khoa như mắc cài, khay niềng để dịch chuyển vị trí các răng trên cung hàm trong vòng 2-3 năm. Phương pháp này phù hợp điều chỉnh khớp cắn do răng.
Bọc răng sứ: áp dụng điều trị lệch khớp cắn nhẹ do răng, không do xương hàm. So với niềng răng thì nhanh chóng và đơn giản hơn nhưng mức độ điều chỉnh có hạn chế hơn.
Phẫu thuật hàm: giúp điều chỉnh lệch khớp cắn do cấu trúc xương hàm. Tùy vào tình trạng mà có thể phẫu thuật cắt bớt hoặc nối thêm xương hàm. Sau khi phẫu thuật hàm thì răng cũng trở nên đều đặn hơn tương đối.
Trong những trường hợp lệch khớp cắn nặng vừa do xương hàm vừa do răng mọc lệch thì cần áp dụng đồng thời niềng răng và phẫu thuật hàm mới đạt được hiệu quả điều chỉnh khớp cắn tiêu chuẩn và hài hòa răng tối đa.
Như vậy, sai lệch tương quan 2 hàm có thể điều chỉnh được, sai lệch giữa các răng cũng có thể khắc phục được, chỉ cần lựa chọn phương án phù hợp với nguyên nhân.
Ngoài ra, việc lựa chọn địa chỉ khám và phương pháp điều trị lệch khớp cắn khá quan trọng. Nếu bạn đang có các vấn đề về răng hoặc xương hàm, khớp cắn không khít thì hãy đến Nha Khoa Implant Đà Nẵng để thăm khám và nhận tư vấn miễn phí.
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng