Ê buốt là biểu hiện báo hiệu răng của bạn đang gặp những tổn thương, nhạy cảm, răng yếu hơn bình thường. Có nhiều lý do vì sao bị ê buốt khi niềng răng?
Ê buốt khi niềng răng có sao không? Niềng răng xong bị đau và ê buốt là tình trạng dễ gặp khi mới bắt đầu đeo khí cụ niềng trong tuần đầu tiên, đặc biệt là khi niềng răng mắc cài cố định. Nguyên nhân là bởi vì răng chưa quen với trạng thái kéo siết của khí cụ. Tuy nhiên cảm giác này sẽ không tồn tại lâu, khi cơ thể thích nghi với khí cụ sau một thời gian ngắn là biến mất.
Tuy nhiên, nếu trường hợp ê buốt khi niềng răng kéo dài nhiều tuần thì có thể là biểu hiện bất thường của răng miệng, bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để xác định ê buốt khi niềng răng có sao không. Ê buốt khi niềng răng là khi bạn có thể cảm nhận được những cơn đau ê bất chợt từ răng hoặc có thể do răng phải các thực phẩm gây xúc tác và ê buốt răng. Đây một trong những biểu hiện của răng nhạy cảm. Tình trạng ê buốt xuất hiện khi niềng răng báo hiệu rằng răng của bạn đang gặp những tổn thương, nhạy cảm, yếu hơn so với mức độ bình thường. Trong nha khoa, ê buốt khi niềng răng được xem là một dạng bệnh lý.
Niềng răng là thời điểm nhạy cảm vì các răng luôn trong trạng thái dịch chuyển sinh lý từng chút một trên cung hàm. Vì vậy mà cảm giác ê buốt khi niềng răng là khó tránh khơi. Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do vì sao bị ê buốt khi niềng răng.
Nền răng yếu là nguyên nhân gây ê buốt răng trong quá trình kéo răng, những ai vốn nền răng gốc không được khỏe mạnh, khi gắn thêm hệ thống khí cụ mắc cài, dây cung kết hợp lực siết răng sẽ khiến răng bạn đau ê từ 1 – 2 tuần.
Việc niềng răng chỉnh nha không đúng kỹ thuật hoặc đốt cháy giai đoạn, sử dụng lực siết lớn hơn mức chịu đựng của răng sẽ khiến tình trạng răng bị ê buốt kéo dài, thậm chí là hàm răng sẽ bị xô lệch.
Chức năng bảo vệ ngà răng giảm đi và lộ ngà răng nếu bạn thường xuyên ăn các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh, hay chứa nhiều axit làm mài mòn lớp men răng.
Tụt nướu, xói mòn chân răng cũng là một trong những lý do vì sao bị ê buốt khi niềng răng. Khi nướu hạ thấp xuống để lộ bề mặt chân răng sẽ dẫn đến tình trạng ê buốt rất khó chịu, thức ăn dễ dàng bị giắt lại ở kẽ răng. Đặc biệt, khi không còn nướu che phủ thì cổ răng và chân răng rất dễ bị mòn khuyết do cọ xát từ thức ăn và bàn chải khi đánh răng.
Vào thời điểm này nếu cộng thêm việc chăm sóc răng miệng không đúng cách như chải răng theo chiều ngang rất dễ làm mòn men răng và chân răng.
Ngoài ra ê buốt khi niềng răng cũng xuất phát từ việc bạn ăn các loại thực phẩm quá cứng, hoặc quá dai, đòi hỏi lực nhai nhiều, tác động trực tiếp lên răng sẽ làm cho răng ê buốt.
Mặc dù bác sĩ nha khoa khuyến khích người niềng răng nên bổ sung nhiều trái cây trong thời gian niềng răng. Tuy nhiên, các loại trái cây có nhiều axit như chanh, xoài rất dễ làm mòn men. Các loại nước uống như soda cũng tương tự, chúng có acid gây mòn men răng và lộ ngà răng. Dùng thực phẩm có nhiều axit là lý do vì sao bị ê buốt khi niềng răng hàng đầu.
Việc đau nhức, ê buốt khi niềng răng thực tế là điều khó tránh khỏi. Sau đây là một số mẹo giúp giảm ê buốt khi niềng răng mà bạn có thể áp dụng.
Túi chườm nóng là cách giảm ê buốt khi niềng răng hiệu quả. Bạn có thể mua túi chườm nóng, miếng chườm nóng bán sẵn tại các hiệu thuốc hoặc tẩm một chiếc khăn với nước nóng đắp miếng chườm hoặc khăn nóng lên các vùng má để giảm thiểu ê buốt răng.
>> Xem thêm: Siết răng có đau không? Niềng răng không siết được không?
Bên cạnh chườm nóng thì bạn cũng có thể chườm lạnh. Sau mỗi lần siết răng thì bạn sẽ cảm thấy đau nhức, chườm đá là một phương pháp rất thích hợp vì giảm được sưng và đau nhức cho hàm răng của bạn. Lưu ý là nên bọc đá trong khăn và chườm phía bên ngoài má chỗ vị trí đau. Không ngậm đá trực tiếp vì có thể gây bỏng lạnh.
Nhẫn răng thường được dùng cho trẻ sơ sinh và người niềng răng có thể sử dụng để hỗ trợ giảm đau khi mới đeo khí cụ. Hãy để nhẫn răng vào tủ đông và đặt nhẫn răng lạnh vào miệng nhai nhẹ nhàng. Nhẫn răng lạnh di chuyển linh hoạt quanh vùng miệng giúp các cơn đau nhức, khó chịu dần giảm xuống.
Việc đeo đồ bảo hộ răng sẽ bảo vệ mô mềm trong khoang miệng khỏi tác động của mắc cài và ngăn ngừa bung tuột mắc cài. Nếu bạn hoạt động thể thao khi mới đeo khí cụ hoặc mới siết răng thì nên đeo đồ bảo hộ răng để hạn chế va chạm gây tổn thương cho nướu.
Nhiều người khi niềng răng phần mềm trong miệng cọ xát với mắc cài gây triệu chứng viêm loét, nổi nhiệt. Súc miệng bằng nước muối là cách giảm ê buốt khi niềng răng và diệt trừ vi khuẩn, giúp giảm kích ứng và viêm loét hiệu quả.
Sáp nha khoa là một công cụ tuyệt vời để giảm sự cọ xát giữa các vị trí sắc nhọn của khí cụ niềng với phần mô mềm trong miệng. Bạn hãy bôi sáp nha khoa lên các vị trí sắc nhọn để không thể gây tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
Việc massage nướu răng sẽ giúp nướu được thư giãn và giảm những cơn ê buốt khi niềng răng. Cách massage rất đơn giản, chỉ cần sử dụng một ngón tay để xoa nướu răng nhẹ nhàng là đủ để các mô răng được thoải mái.
Sử dụng thuốc tê sẽ giúp cơn đau tạm thời thuyên giảm. Hiện nay có 2 loại thuốc tê là dạng xịt và dạng gel bôi. Bạn có thể mua ở cơ sở nha khoa với mức giá dao động trong khoảng 150.000-200.000/lọ. Cách sử dụng những loại thuốc này được hướng dẫn cụ thể trên nhãn mác. Tuy nhiên hãy nhớ rằng hiệu quả của thuốc tê không kéo dài, sau khi thuốc tê tan hết thì cảm giác đau nhức sẽ quay trở lại. Nên thời điểm thích hợp nhất để dùng thuốc tê là trước mỗi bữa ăn nhằm giảm cảm giác khó chịu khi ăn nhai.
>> Xem thêm: Chế độ ăn uống sau khi niềng răng khoa học
Thuốc giảm đau là cách giảm ê buốt khi niềng răng nhanh chóng. Nếu muốn dùng thuốc giảm đau thì hãy sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ vì một số loại thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động dịch chuyển của răng. Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ kê Ibuprofen hoặc viên sủi Efferalgan.
Có thể bạn ít quan tâm nhưng tâm lý thoải mái cũng là một trong những cách giảm ê buốt khi niềng răng khá tích cực. Bạn cần hiểu rằng cảm giác đau nhức khi niềng răng chỉ là tạm thời và sẽ biến chuyển theo chiều hướng tốt đẹp. Vì vậy hãy giữ cho mình một trạng thái tâm lý thoải mái, nếu có thể vượt qua giai đoạn đau nhức thì bạn sẽ có một hàm răng khỏe đẹp, chuẩn khớp cắn.
Ăn uống không khoa học cũng có thể lý do vì sao bị ê buốt khi niềng răng. Việc lựa chọn thực phẩm cũng sẽ góp phần quan trong vào cách giảm ê buốt khi niềng răng. Vậy nên ăn gì giảm ê buốt khi niềng răng.
Trên đây là những lý do vì sao bị ê buốt khi niềng răng cũng như cách giảm ê buốt khi niềng răng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các phương pháp này chỉ có thể giảm đau tạm thời. Nếu tình trạng ê buốt đau nhức kéo dài, mắc cài liên tục gây khó chịu hay thậm chí là viêm loét thì bạn hãy tới nha sĩ để kiểm tra và khắc phục kịp thời. Liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để được tư vấn miễn phí.