Đặt lịch hẹn

Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 17/09/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Câu trả lời là Không. Sâu răng không thể tự hồi phục dù chỉ bị nhẹ. Sâu răng nhẹ nếu không được điều trị sẽ tiến triển thành sâu răng nặng.

Sâu răng thường xuất hiện dưới dạng các lỗ sâu nhỏ li ti trên bề mặt răng, sau đó lỗ sẽ dần rộng và sâu hơn và cuối cùng là chuyển sang màu đen.

Sâu răng gây ra bởi vi khuẩn, chúng phá hủy men răng, dần tấn công vào cấu trúc bên trong là ngà răng và tủy răng. Sâu răng tiến triển chậm và khó nhận biết khi mới chớm bệnh. Việc điều trị bị trì hoãn càng lâu thì sâu răng càng nặng và phá hủy răng nhiều hơn.

Các giai đoạn của sâu răng

Sâu răng chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng và cách điều trị sâu răng khác nhau.

Giai đoạn chớm sâu

Mặc dù men răng – lớp ngoài cùng của răng là phần mô cứng nhất trên cơ thể con người, cứng hơn cả xương, nhưng nếu lượng vi khuẩn nhiều sẽ sản sinh ra axit vẫn có thể ăn mòn đi các thành phần khoáng hóa men răng. Tình trạng này được gọi là sự mất khoáng. Ở giai đoạn chớm sâu, bạn sẽ thấy những đốm trắng trên bề mặt răng.

Giai đoạn sâu men

Ở giai đoạn này, bạn sẽ thấy những vết nâu hoặc đen nhỏ trên bề mặt răng. Lúc này vẫn chưa xuất hiện sự đau đớn hay khó chịu nào nên thường bị người bệnh bỏ qua.

Sâu răng không thể tự hồi phục dù chỉ bị nhẹ.

Giai đoạn sâu ngà

Đây là giai đoạn tiếp theo của sâu men răng không được điều trị. Vì ngà răng mềm nên sâu răng tiến triển nhanh hơn men răng bên ngoài, nên khi bị vi khuẩn tấn công bạn sẽ cảm thấy đau nhức, mô ngà răng tổn thương cũng nhạy cảm hơn nhiều, ê buốt, đau khi có tiếp xúc thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay ăn đồ ngọt.

Giai đoạn răng sâu vào tủy

Khi sâu răng tấn công vào tủy răng sẽ gây đau nhức. Nếu tuỷ răng bị viêm nhiễm, các thần kinh cảm giác và mạch máu nuôi dưỡng bên trong sẽ bị phân huỷ và tạo áp lực xuống chóp gây đau. So với ngà răng, những cơn đau khi sâu răng ăn vào tủy rất kinh khủng, đau lên cả đầu và thường xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, thuốc giảm đau đôi khi không có tác dụng.

Giai đoạn vỡ răng

Đến giai đoạn này, tình trạng sâu răng của bạn đã rất nghiêm trọng, cơn đau sẽ không còn nữa, răng không còn được nuôi dưỡng nên sẽ giòn và dễ gãy vỡ, thậm chí là chỉ còn lại chân răng. Đến thời điểm chân răng bị viêm, nướu sưng tấy, cơn đau sẽ quay trở lại, có thể gây chảy máu.

Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không?

Dấu hiệu sâu răng nhẹ

Sâu răng nhẹ có thể xảy ra ở bất cứ răng nào, thường gặp nhất là răng mặt nhai và răng hàm nhẹ. Bạn có thể phát hiện dấu hiệu sâu răng nhẹ hay sâu răng độ 1 thông qua quan sát bề mặt răng có đốm trắng ngà hoặc đốm đen ở mặt nhai.

Ở giai đoạn này răng chưa bị đau nên thường dễ bị bỏ qua. Chỉ tới khi lỗ sâu răng bắt đầu to hơn thì mới xuất hiện thêm các triệu chứng khác như ê buốt, đau nhức.

Sâu răng nhẹ đánh răng có hết không

Tại sao sâu răng nhẹ không thể hết chỉ bằng cách đánh răng?

Sâu răng do vi khuẩn tấn công

Tình trạng sâu răng xảy ra phần lớn do vi khuẩn Streptococcus Mutans ẩn nấp ở bên trong khoang miệng. Khi các mảng bám hoặc thức ăn dư thừa không được loại bỏ tích tụ lại và tạo thành một môi trường thuận lợi để Streptococcus Mutans phát triển.

Streptococcus Mutans quá phát sẽ kết hợp cùng Carbohydrate trong thức ăn làm giảm độ pH khoang miệng khiến cho chất Hydroxyapatite trong men răng bị hòa tan, phá hủy khoáng răng dẫn đến men răng sẽ hao mòn dần và các lỗ sâu nhỏ sẽ xuất hiện.

Khó loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng

Việc vệ sinh răng chỉ làm giảm chứ không thể loại bỏ toàn bộ vi khuẩn có trong khoang miệng. Hơn nữa, khi vi khuẩn Streptococcus Mutans đã hình thành và trú ngụ trong các lỗ sâu trên răng thì khả năng chải sạch chúng gần như là không thể.

Mô cứng của răng không có khả năng tự phục hồi

Men răng là một tổ chức mô cứng chắc với tỉ lệ tái tạo không nhiều như mô mềm. Khi thân răng bị tổn thương thì không có khả năng tự hồi phục về trạng thái ban đầu. Chính vì vậy mà khi đã xuất hiện lỗ sâu răng thì sẽ không thể tự khỏi và đánh răng sẽ không thể giúp điều trị dứt điểm răng bị sâu, bao gồm cả trường hợp sâu răng nhẹ.

Cách điều trị sâu răng nhẹ

Nếu bạn bị ê nhức răng thì một số cách điều trị sâu răng nhẹ tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên như dầu olive, dầu đinh hương, gừng, tỏi, lá trà xanh, bột nghệ… có thể hỗ trợ giảm đau, sát khuẩn.

Cách điều trị sâu răng nhẹ tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên như dầu olive, dầu đinh hương, gừng, tỏi, lá trà xanh, bột nghệ

Khi phát hiện dấu hiệu sâu răng nhẹ – thấy đốm trắng hoặc đốm đen trên bề mặt răng thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn cần điều trị sâu răng nhẹ bằng cách nào phù hợp.

Đặc biệt, đối với trường hợp sâu răng sữa ở trẻ em thì phụ huynh nên đưa trẻ đến phòng răng uy tín để được chỉ định nên nhổ răng sữa bị sâu hay áp dụng các phương pháp điều trị sâu răng nhẹ khác.

Trám răng sâu nhẹ

Hiện nay, bạn có thể điều trị sâu răng nhẹ ở cấp độ 1 bằng cách trám răng. Trám răng giúp ổ sâu răng, giữ men răng không bị hao mòn và ngăn chặn môi trường vi khuẩn Streptococcus Mutans phát triển.

Điều trị tái khoáng

Bên cạnh trám răng sâu thì hiện nay còn có phương pháp điều trị tái khoáng hiệu quả đối với tình trạng răng sâu nhẹ. Hiện nay có 2 cách điều trị tái khoáng thường được sử dụng là:

  • Dùng hỗn hợp canxi với photphat và florua thoa trực tiếp lên vùng răng sâu để giảm tình trạng vết ố trắng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Dùng florua có nồng độ cao bôi vào vùng sâu sẽ hạn chế sự lây lan của sâu răng. Fluoride kết hợp với canxi và phốt pho trong men răng sẽ tạo thành một lớp cứng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu vào răng.

Tuy nhiên, phương pháp tái khoáng chỉ có thể hỗ trợ và ngăn ngừa tiến triển của sâu răng nhẹ chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy, trong trường hợp người bệnh chưa thể tiến hành trám răng hay nhổ răng sữa sâu thì có thể áp dụng điều trị tái khoáng để giảm đau và ngăn chặn sự lây lan của lỗ sâu.

Cách chăm sóc sâu răng nhẹ

Sâu răng ở mức độ 1 được coi là mức độ nhẹ, ngoài điều trị thì bạn cần chăm sóc răng sâu nhẹ kỹ lưỡng và khoa học hơn.

  • Chải răng 2-3 lần mỗi ngày bằng bàn chải có lông mềm, mảnh để dễ dàng làm sạch các mảng bám.
  • Ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa flour để đẩy nhanh quá trình tái khoáng và làm chậm quá trình hủy khoáng của vi khuẩn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ triệt để mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng, không nên dùng mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng vì có thể gây tổn thương đến lợi, men răng, chân răng.
  • Bạn có thể sử dụng tăm nước để thay thế.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng sau khi chải răng để làm sạch vi khuẩn khoang miệng.
  • Nếu bạn bị ê buốt răng thì nên sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chuyên dụng, dịu nhẹ để không tăng mức độ kích ứng.
  • Ngoài ra, khi đã bị sâu răng nhẹ, bạn cần hạn chế đồ ăn nhiều đường, các chất kích thích như cafe, rượu, bia,… để tránh sâu răng chuyển biến nhanh hơn.

Như vậy, mặc dù sâu răng nhẹ chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn nhai của bạn, nhưng bạn cần tiến hành điều trị sớm để bảo tồn răng tối đa.

Khi điều trị sâu răng kịp thời, là chìa khóa vàng tránh chuyển biến nặng và phá hủy toàn bộ men răng. Bởi vì răng không tự lành và tự tái tạo được, nên điều trị càng sớm sẽ càng tránh được nguy cơ mất răng.

Vì thế, đừng phân vân sâu răng nhẹ đánh răng có hết không mà trì hoãn việc điều trị. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu sâu răng nhẹ, thì hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám nhanh chóng nhất.

Bài viết liên quan

Bị sâu răng có niềng răng được không?

Ngày: 16/12/2023

Nếu bị sâu răng trước hoặc trong khi đeo mắc cài niềng răng thì làm thế nào? Hiện nay công nghệ nha khoa rất ...

Sự thật về con sâu răng và 2 cách điều trị sâu răng hiệu quả

Ngày: 26/03/2023

Tình trạng răng bị sâu có phải do con sâu răng gây ra hay không? Khám phá sự thật ngay! 1. Sâu răng là gì? Sâu ...

Cách ngừa sâu răng người lớn hiệu quả

Ngày: 19/10/2023

Khi đã bị sâu răng thì việc điều trị phức tạp và khả năng mất răng là rất lớn. Vì vậy tốt nhất hãy ...

Sún răng là gì? Cách phân biệt răng sún và răng sâu ở trẻ

Ngày: 19/06/2024

Sún răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, do cấu trúc răng bị phá hủy, mài mòn và tiêu ...