Cùng có khả năng làm sạch và khử khuẩn nhưng nước muối tự pha và mua ở nhà thuốc có giống nhau không, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối tự pha?
Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản nhất tại nhà giúp vệ sinh răng miệng hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện. Thành phần chủ yếu trong muối sinh lý là natri clorua (NaCl) với tác dụng nổi bật nhất là ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Nước muối có tác dụng kiềm hóa – làm tăng độ pH trong miệng từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Khi sử dụng nước muối sinh lý súc miệng sẽ có một số tác dụng như:
Súc miệng bằng nước muối mỗi gần như một bước trong quy trình vệ sinh răng miệng hằng ngày. Bước này thường được thực hiện cuối cùng, sau khi đã chải răng và loại bỏ thức ăn thừa bằng chỉ nha khoa/tăm nước. Súc miệng bằng nước muối dễ dàng áp dụng, ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Bạn có chắc rằng bạn đã súc miệng bằng nước muối đúng cách?
Nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối tự pha vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Tính kháng khuẩn của nước muối hầu như ai cũng biết, nhiều người cũng thực hành việc súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.
Tuy nhiên, vấn đề là những tác dụng diệt khuẩn của nước muối tự pha có như nước muối sinh lý không và nước muối tự pha có tiềm ẩn tác dụng phụ nào đối với răng miệng hay không?
Sử dụng nước muối sinh lý sẽ thuận tiện hơn cho bạn, bạn có thể dễ dàng mua dùng tại hầu hết hiệu thuốc, giá thành rẻ, hạn sử dụng kéo dài. Trong trường hợp bạn có thời gian hoặc muốn kết hợp thêm một số hương vị theo ý thích như bạc hà thì cũng có thể tự pha tại nhà.
>> Xem thêm: Đánh răng thôi chưa đủ, làm thêm 10 mẹo này giúp bạn có hàm răng chắc khỏe
Sau đây là cách tự pha nước muối súc miệng tại nhà: Chuẩn bị 250ml nước ấm khoảng 40 độ C và 1 muỗng cà phê muối. Cho muối vào nước rồi khuấy đều đến khi nào hòa tan muối hoàn toàn.
Việc pha nước muối quá mặn có thể gây hại như làm khô niêm mạc miệng hoặc kích ứng niêm mạc miệng. Bên cạnh đó nồng độ muối quá cao không chỉ loại bỏ vi khuẩn gây hại mà còn tiêu diệt lượng lợi khuẩn trong khoang miệng. Nếu bạn súc miệng bằng nước muối quá mặn thường xuyên cũng có thể gây ra tác dụng phụ khác như làm giảm chức năng của niêm mạc miệng trong việc ngăn chặn vi khuẩn và tăng độ nhạy cảm của răng.
Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng nước ấm để pha nước muối súc miệng vì niêm mạc họng, răng, nướu dễ nhạy cảm với nước lạnh. Hơn nữa khi pha bằng nước lạnh khó hòa tan muối. Hạt muối có thể làm mòn men răng và tổn thương nướu nên hãy đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn với nước ấm.
Một sai lầm tiếp theo mà nhiều người mắc phải khi sử dụng nước muối súc miệng là không tráng miệng lại. Dù bạn được khuyên nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước muối tự pha thì cũng không nên bỏ qua bước cuối cùng này. Nước lọc sẽ rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc bạn súc miệng bằng nước muối.
Nhiều người nghĩ súc họng bằng chính lượng nước muối súc miệng sẽ thuận tiện “một công đôi việc”. Thế nhưng điều này là không nên vì bạn sẽ vô tình đưa lượng vi khuẩn từ các kẽ răng vào cổ họng. Tốt nhất hãy làm sạch khoang miệng bằng nước muối trong 30 giây, sau đó nhổ ra và thực hiện súc họng trong 30 giây tiếp theo với 1 hớp nước muối khác.
Nếu bạn trông đợi rằng việc súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ mang đến cho bạn hàm răng trắng sáng thì có thể bạn sẽ thất vọng. Khi súc miệng bằng nước muối, muối sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, giúp làm sạch răng.
Tuy nhiên, hiệu quả làm trắng răng của nước muối phụ thuộc vào mức độ ố vàng của răng. Nếu răng của bạn chỉ bị ố vàng nhẹ, súc miệng bằng nước muối có thể giúp cải thiện tình trạng ố vàng đáng kể. Nếu răng của bạn bị ố vàng nặng, bạn có thể cần đến các phương pháp làm trắng răng khác, chẳng hạn như tẩy trắng răng tại nha khoa.
Nếu bạn muốn hàm răng trắng sáng bật tông thì nên tìm đến các phòng răng uy tín lấy cao răng định kỳ và thực hiện tẩy trắng răng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.