Chảy máu chân răng khi đánh răng – Khi nào cần thăm khám?
Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 05/02/2024
5/5 - (1 bình chọn)
Để xác định chảy máu chân răng khi đánh răng có sao không và khi nào cần thăm khám, hãy xem xét các triệu chứng kèm theo để nhận định nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề
1. Những nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi đánh răng. Nguyên nhân có thể đến từ việc bạn vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, cơ thể bạn đang bị thiếu hụt các nhóm vi khoáng cần thiết hoặc do bạn đang mắc phải bệnh lý răng miệng nào đó.
1.1 Thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu chân răng mỗi khi chải răng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi bạn chải răng theo chiều ngang, dùng lực quá mạnh, bàn chải đánh răng quá cứng, dùng chỉ nha khoa quá “bạo lực”, không duy trì lấy cao răng định kỳ khiến mảng bám tích tụ quá nhiều… chính là những thói quen vệ sinh răng miệng sai cách khiến răng của bạn bị vi khuẩn tấn công, trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.
Chảy máu chân răng khi đánh răng – Khi nào cần thăm khám?
1.2 Đối với các vấn đề răng miệng
Các nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng xuất phát từ vấn đề răng miệng của bạn có thể bao gồm:
Viêm nướu: Viêm nướu, viêm lợi là nguyên nhân chính và phổ biến nhất khiến bạn hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng, đi kèm với chảy máu bạn có thể bị sưng tấy, viêm đỏ và đau vùng lợi quanh chân răng.
Viêm nhiễm: Đau răng, nhiễm trùng chân răng, sâu răng, viêm nha chu là các bệnh ở răng và quanh răng có thể gây nên tình trạng chảy máu chân răng kéo dài khi bạn vệ sinh răng miệng.
Chấn thương: Răng mọc không đúng chỗ, mọc lệch, nướu bị chấn thương sẽ khiến cho tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng thường xuyên hơn.
1.3 Các vấn đề sức khỏe toàn thân
Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Cơ thể phụ nữ trong các giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh sẽ trải qua sự thay đổi nội tiết tố quan trọng, có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng.
Sử thuốc thuốc trong thời gian dài: Việc dùng một số loại thuốc điều trị đặc thù như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh động kinh, ung thư trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin K và gây chảy máu chân răng.
Thiếu hụt vi khoáng: Thường xuyên ăn thức ăn cứng hoặc chế độ dinh dưỡng kém sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất, đặc biệt là thiếu hụt vitamin C dẫn đến nướu bị tổn thương và hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng.
Mắc các bệnh ở gan: Quá trình đông máu trong cơ thể cũng có sự tham gia của gan, nếu gan bị tổn thương sẽ dẫn đến chức năng gan bị ảnh hưởng và gây chảy máu nướu răng.
2. Chảy máu chân răng khi đánh răng kéo dài có sao không?
Nếu thỉnh thoảng bạn bị chảy máu chân răng thì không quá đáng lo bởi vì có thể vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu nướu kéo dài, xuất hiện thường xuyên thì rất đáng lo ngại vì có thể dẫn đến viêm nướu cấp tính và ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt thường ngày.
Để xác định chảy máu chân răng khi đánh răng kéo dài, bạn có thể dựa vào việc quan sát theo các tiêu chí sau đây:
Thời điểm chảy máu
Mức độ chảy máu
Các triệu chứng đi kèm
Nếu tình trạng chảy máu chân răng của bạn xảy ra với những biểu hiện dưới đây, thì chỉ cần tiến hành điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống khoa học hơn là có thể khắc phục được:
Chảy máu chân răng chỉ xảy ra khi đánh răng ở một số vị trí nhất định.
Máu rỉ từ chân răng ít.
Không có kèm theo các triệu chứng khác.
Nếu bạn phát hiện tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng kéo dài kèm theo những dấu hiệu như sau thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa thăm khám răng miệng và chụp X-quang.
Chảy máu chân răng thường xuyên, không chỉ xảy ra khi đánh răng mà ngay cả khi cắn hoặc nhai thức ăn cứng, lạnh, thậm chí là khi không có tác động nào.
Chảy máu vùng chân răng nhiều, máu có thể chảy thành tia hoặc thậm chí phun ra.
Chảy máu kèm theo các triệu chứng sưng nướu, đỏ nướu, rút nướu, hôi miệng, đau răng.
3. Các cách giảm chảy máu chân răng khi đánh răng tại nhà
Sau đây là một số biện pháp giảm chảy máu chân răng khi đánh răng tại nhà.
Chải răng đúng cách: Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Thực hiện thao tác chải răng theo chuyển động tròn, nhẹ nhàng chải theo đường viền nướu.
Dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng: Lựa chọn loại chỉ nha khoa phù hợp với kích thước kẽ răng của mình và sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và cao răng ở kẽ răng. Duy trì lấy cao răng định kỳ.
Súc miệng bằng nước muối: Pha loãng 1/2 muỗng cà phê muối trong 1 cốc nước ấm và súc miệng trong 30 giây giúp giảm viêm và sưng nướu.
Bổ sung vitamin C và K: Bạn có thể bổ sung vitamin C và vitamin K bằng cách ăn nhiều trái cây, rau quả cũng như các loại hạt.
Giảm căng thẳng: Căng thẳng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu chân răng của bạn. Hãy áp dụng những cách giảm căng thẳng, chẳng hạn như tập thể dục, thiền hoặc yoga phù hợp với bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu, dầu dừa có thể giúp giảm chảy máu chân răng, bao gồm:
Tinh dầu bạc hà có đặc tính sát trùng và kháng khuẩn giúp giảm viêm, giảm sưng nướu.
Tinh dầu đinh hương có đặc tính giảm đau, kháng khuẩn giúp giảm đau và chảy máu chân răng.
Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp giảm viêm, giảm sưng nướu.
Cách giảm chảy máu chân răng khi đánh răng bằng các loại tinh dầu:
Súc miệng: Pha loãng 1-2 giọt tinh dầu với 1/2 chén nước ấm và súc miệng trong vòng 30 giây.
Chấm trực tiếp: Thoa một vài giọt tinh dầu xung quanh nướu của răng bị chảy máu.
Trộn với kem đánh răng: Thêm một vài giọt tinh dầu vào kem đánh răng và sử dụng như bình thường.
Bên cạnh đó, dầu dừa cũng có thể giảm chảy máu chân răng khi đánh răng khá hiệu quả. Bởi vì dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm, giúp giảm viêm và sưng nướu.
4. Cách giảm chảy máu chân răng bằng dầu dừa như sau:
Thoa trực tiếp một ít dầu dừa lên nướu bị viêm.
Massage quanh nướu bằng dầu dừa trong 2-3 phút.
Nếu bạn đã áp dụng những cách giảm chảy máu chân răng khi đánh răng mà không hiệu quả thì tốt nhất vẫn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, chụp X-Quang, chẩn đoán đúng nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng và kịp thời xử lý nhằm tránh tình trạng trầm trọng hơn.