Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Chảy máu khi đánh răng phải làm sao?

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha Khoa Đà nẵng Implant trên Google News

Chảy máu khi đánh răng là tình trạng có thể gặp phải người cả người lớn và trẻ em. Đây là dấu hiệu cảnh báo nên hiểu chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Chảy máu khi đánh răng phải làm sao là câu hỏi của nhiều người, có thể gặp phải người cả người lớn và trẻ em. Trong trường hợp bạn không can thiệp gì nhưng xảy ra tình trạng chảy máu chân răng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề về nướu răng hoặc đôi khi báo hiệu chảy máu chân răng là bệnh gì, chẳng hạn như:

  • Viêm nha chu (một dạng bệnh nướu răng tiến triển)
  • Bệnh bạch cầu (ung thư máu)
  • Cơ thể thiếu chất, thiếu vitamin
  • Thiếu tế bào đông máu (tiểu cầu)

Trong đó, thiếu chất là tình trạng thường gặp nhất. Tìm hiểu chảy máu chân răng là thiếu chất gì rất cần thiết, giúp chúng ta có cách bổ sung và phòng ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

1. Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

Thiếu chất là một trong những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chảy máu chân răng khi đánh răng. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn dưỡng chất, thiếu vitamin dẫn tới khả năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể kém, dễ gây nên các bệnh về răng miệng mà biểu hiện là chảy máu lợi. Chảy máu chân răng là thiếu chất gì hay cụ thể hơn là thiếu loại vitamin nào.

Chảy máu chân răng là thiếu chất gì?

1.1 Thiếu canxi

Canxi có vai trò quan trọng giúp duy trì sự chắc khỏe cho xương và răng, hỗ trợ quá trình đông cầm máu và ngăn ngừa tình trạng xuất huyết khi tổn thương mạch máu. Khi cơ thể bị thiếu canxi sẽ có nguy cơ làm cho chân răng sẽ bị chảy máu. Bạn có thể bổ sung canxi thông qua thực phẩm như trứng, sữa, hải sản, thịt gà, cải bó xôi, cà rốt, đậu tương…

1.2 Thiếu photpho

Khi thiếu photpho sẽ làm cho răng yếu và dễ lung lay, dễ tạo cơ hội khiến các vi khuẩn tấn công gây ra viêm nướu, viêm nha chu và dẫn đến chảy máu chân răng. Cơ thể không tự hấp thụ photpho trực tiếp mà cần thông qua các chất dinh dưỡng như protein, canxi bằng các loại thực phẩm như sữa, trứng, hải sản, cá, gia cầm, các loại đậu.

1.3 Thiếu kẽm

Thiếu kẽm là một trong các nguyên nhân gây ra viêm nướu, chảy máu chân răng. Để ngăn chặn tình trạng thiếu kẽm bạn cần bổ sung các thực phẩm như hàu, thịt bò, sữa, nấm, các loại hạt…

1.4  Thiếu vitamin C

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn. Khi thiếu vitamin C, quá trình sản sinh collagen ở mao mạch, mô xương và mô liên kết bị ảnh hưởng. Từ đó tạo tiền đề cho nướu kém săn chắc và dễ dẫn đến tình trạng chảy máu khi ăn nhai hoặc khi chải răng.

>> Xem thêm: Chảy máu chân răng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong cơ thể thấp sẽ gây bệnh scorbut – các tế bào tonoplast bị thoái hóa khiến tủy răng và nướu răng xốp, gây ra viêm nướu và chảy máu lợi.

1.5 Thiếu vitamin K

Khi nhắc đến vấn đề chảy máu chân răng là thiếu chất gì thì phải kể đến vitamin K. Đây là loại vitamin thúc đẩy quá trình đông máu mà khi thiếu hụt sẽ làm cho máu loãng, khó cầm, chảy máu nhiều và kéo dài hơn bình thường.

Ngoài ra, thiếu hụt các vitamin nhóm B, D, A … cũng là tác nhân gây ra thúc đẩy việc chảy máu chân răng trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi nhắc đến vấn đề chảy máu chân răng là thiếu chất gì thì phải kể đến vitamin K

2. Chảy máu khi đánh răng phải làm sao?

May mắn là chảy máu lợi không phải bệnh lý nghiêm trọng và hoàn toàn có thể khắc phục được. Khi đã hiểu được chảy máu chân răng là thiếu chất gì, việc bạn cần làm là điều chỉnh thói quen chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng khoa học hơn.

Nếu chưa biết chảy máu khi đánh răng phải làm sao thì hãy thực hành những vấn đề sau đây ngay lập tức:

  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán và tinh bột, đánh răng hoặc súc miệng ngay sau khi ăn.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên.
  • Đến nha khoa thăm khám.

3. Cách phòng tránh chảy máu chân răng hiệu quả?

Để phòng tránh tình trạng chảy máu lợi, hạn chế lo lắng chảy máu chân răng là thiếu chất gì, bạn nên chú ý cách phòng tránh chảy máu chân răng hiệu quả sau đây.

3.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng, hãy chú ý cách làm sạch răng hằng ngày. Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ngày 2 lần, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa và sử dụng nước súc miệng hỗ trợ bảo vệ răng miệng. Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng theo chiều dọc hoặc chuyển động tròn để bảo vệ men răng. Thao tác nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh.

3.2 Súc miệng bằng hydrogen peroxide

Súc miệng bằng hydrogen peroxide là cách xử lý khi có hiện tượng chảy máu lợi với công dụng cầm máu, khử trùng, loại bỏ các mảng bám trên răng và tăng cường sức khỏe răng miệng.

3.3 Lấy cao răng định kỳ

Đến các phòng răng Đà Nẵng lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc tối thiểu là 12 tháng. Lấy cao răng loại bỏ mảng bám sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn hình thành và tấn công men răng. Đồng thời cũng giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.

Cách phòng tránh chảy máu chân răng hiệu quả?

3.4 Tăng cường bổ sung vitamin C, K

Khi đã biết chảy máu chân răng là thiếu chất gì, bạn hãy bổ sung những loại vi khoáng bị thiếu hụt thông qua chế độ ăn giàu dinh dưỡng hơn.

  • Bổ sung vitamin C thông qua rau xanh, củ quả, trái cây, các loại nước ép họ cam, quýt, Ớt chuông, Cà rốt… hằng ngày.
  • Bổ sung vitamin K thông qua cải xoăn, cải xoong, bắp cải, rau chân vịt…

Bên cạnh đó cũng nên hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán và tinh bột, nếu đã ăn thì phải vệ sinh răng miệng sau đó. Hạn chế các loại nước uống như nước tăng lực, cà phê hoặc hút thuốc lá. Nếu bạn đang bị chảy máu lợi thì hãy tránh các loại thức ăn cứng hoặc dai để tránh gây sưng tấy, viêm nướu.

Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng thái quá vấn đề chảy máu chân răng là bệnh gì cũng là việc bạn nên lưu ý.

Cuối cùng, trong trường hợp chảy máu khi đánh răng kéo dài không khắc phục được, không xác định chảy máu chân răng là thiếu chất gì, hay kèm theo các biểu hiện khác như viêm đỏ lợi, đau buốt răng… tốt nhất hãy đến nha khoa Đà Nẵng Implant thăm khám. Vì rất có thể bạn đang gặp bị viêm nướu hay viêm chu nha. Những bệnh lý răng miệng này cần được điều trị sớm nếu không sẽ tái đi tái lại nhiều lần, lâu dài có thể gây ra những vấn đề nguy hiểm như áp xe răng, nhiễm trùng máu….

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
5/5 - (14 bình chọn)
Chủ đề: chảy máu chân răngchảy máu chân răng là thiếu chất gìChảy máu khi đánh răngngăn ngừa chảy máu chân răngnguyên nhân chảy máu chân răngphòng tránh chảy máu chân răngviêm lợi
Bài viết liên quan

Những bệnh lý răng miệng nguy hiểm ai cũng nên biết

Theo nghiên cứu hơn 90% người Việt Nam đang mắc các bệnh về miệng từ nhẹ cho đến nặng. Sau đây là những ...

Biểu hiện hở cổ chân răng là gì? Có nguy hiểm không?

Bạn có thể thấy biểu hiện hở cổ chân răng là gì thông qua tình trạng các mô lợi xung quanh răng bị mòn ...

Nguyên nhân bị đau răng đột ngột và cách trị nhức răng tại nhà

Đau nhức răng có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nguyên nhân bị đau ...

Viêm nha chu là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nha chu (Periodontitis) là tình trạng viêm nhiễm các mô nướu bao quanh răng. Hãy cùng tìm hiểu dấu hiệu nhận ...

Tổng hợp những cách trị nhức răng tức thời tại nhà - Khi nào nên đến nha khoa?

Răng bị đau không chỉ cản trở ăn uống mà đôi khi còn làm đau đầu. Khi quá khó chịu bạn có thể áp dụng ...