Chảy máu chân răng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Võ Hảo
- Theo dõi: Nha khoa Đà Nẵng Implant trên Nha Khoa Đà nẵng Implant trên Google News

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thường xuyên bị chảy máu chân răng. Là một hiện tượng phổ biến, vậy chảy máu chân răng nguy hiểm không?

1. Chảy máu chân răng là gì?

Tình trạng lợi xung quanh chân răng bị chảy máu được gọi là hiện tượng chảy máu chân răng. Tình trạng chảy máu lợi được xem là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung.

2. Nguyên nhân chảy máu chân răng là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng chảy máu chân răng. Nguyên nhân có thể được chia thành 2 nhóm chính để điều trị là nguyên nhân lành tính chủ yếu do thói quen chăm sóc răng miệng và sinh hoạt chưa tốt, nguyên nhân bệnh lý cần chẩn đoán và điều trị tận gốc. Thường xuyên chảy máu chân răng nguy hiểm không?  

2.1 Chảy máu chân răng do chăm sóc răng miệng kém

  • Mảng bám cao răng: Khi vệ sinh răng miệng không tốt và không lấy cao răng định kỳ, mảng bám trên răng tại đường viền nướu. Các mảng bám này sẽ ngày càng dày lên, đẩy nướu ra xa và gây viêm nướu khi vi khuẩn tồn đọng gây nhiễm trùng.
  • Bàn chải đánh răng cứng: Lông bàn chải đánh răng cứng khiến lợi bị tổn thương và gây chảy máu chân răng.
  • Dùng chỉ nha khoa không đúng cách: Dùng lực quá mạnh khi lấy thực phẩm thừa bằng chỉ nha khoa sẽ làm chảy máu nướu răng.
  • Ngoài ra, những người có thói quen hút thuốc lá, hay bị căng thẳng… cũng có thể dẫn đến hiện tượng bị chảy máu chân răng.

2.2 Chảy máu chân răng do bệnh lý

Với những trường hợp chảy máu chân răng do bệnh lý răng miệng hoặc bệnh lý cơ thể, bạn nên đến phòng răng uy tín để xác định thường xuyên chảy máu chân răng.

Thường xuyên chảy máu chân răng nguy hiểm không?

Vấn đề răng miệng:

  • Bệnh viêm lợi: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến chảy máu chân răng, viêm lợi càng nghiêm trọng thì chảy máu lợi càng thường xuyên hơn.
  • Bệnh nha chu: Các bệnh lý của răng bao gồm sâu răng, nhiễm trùng chân răng hay răng bị đau ê buốt đều gây hiện tượng chảy máu chân răng bất thường.
  • Bệnh lý vùng quanh răng: Viêm lợi trong thời gian dài không được điều trị sẽ dẫn đến viêm chu nha khiến lợi chảy máu nhiều hơn.
  • Áp xe răng: Chảy máu chân răng có thể bắt nguồn từ áp xe răng, ngoài chảy máu lợi sẽ có thêm biểu hiện đau đớn nặng, kèm theo sưng, sốt cao.
  • Răng mọc lệch, khấp khểnh: Khi răng mọc lệch, khấp khểnh gây khó vệ sinh, thức ăn bị kẹt lại khó lấy ra làm lợi dễ bị viêm và chảy máu lợi.
  • Chấn thương lợi: Chà sát răng quá mạnh khi đánh răng, dùng bàn chải quá cứng, chỉ nha khoa quá mạnh… đều là những nguyên nhân gây chấn thương lợi.
  • Mất răng: Các bệnh lý viêm nha khoa nặng trên đều khiến nướu có xu hướng tách ra khỏi răng dễ dẫn đến mất răng, người già và người mắc chứng loãng xương sẽ có nguy cơ cao.

Vấn đề cơ thể:

Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp một số vấn đề sau đây:

  • Thiếu Vitamin K: Vitamin K là yếu tố đông máu quan trọng của cơ thể, thiếu Vitamin K sẽ khiến cơ thể dễ chảy máu và khó ngừng hơn. Những người bị thiếu hụt Vitamin K thường do dùng kháng sinh dài ngày, từ đó giảm lượng lợi khuẩn đường ruột, biểu hiện là thường xuyên bị chảy máu chân răng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc bổ sung nội tiết tố, hormone trong cơ thể thay đổi thất thường theo tuổi tác được xem là nguyên nhân phổ biến và không quá nghiêm trọng gây chảy máu chân răng.
  • Bệnh lý về gan: Gan cũng tham gia vào quá trình làm đông máu, khi mắc bệnh lý về gan sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng chức năng chuyển hóa của gan trong đó có chảy máu lợi.

Thường xuyên chảy máu chân răng nguy hiểm không?

Bên cạnh đó, chảy máu chân răng cũng có thể là biến chứng của các bệnh lý cơ thể như: bệnh tiểu đường, bệnh máu khó đông, bệnh sốt xuất huyết, bệnh Von Willebrand, bệnh bạch cầu, đau tủy, ung thư…

3. Thường xuyên chảy máu chân răng nguy hiểm không?

Thực tế, chảy máu chân răng là một dấu hiệu cho thấy sự bất thường trong cơ thể. Chảy máu chân răng có thể chỉ là vấn đề ở thao tác vệ sinh răng, cũng có thể là cảnh báo bệnh lý nguy hiểm của cơ thể. Vì vậy, rất khó tự xác định có nguy hiểm không.

Trong trường hợp chảy máu kéo dài liên tục, chảy nhiều màu bất thường, chảy máu lợi ngay cả khi tác động vào răng… thì bạn nên đến phòng răng uy tín để được chẩn đoán chính xác chảy máu chân răng nguy hiểm không.

4. Cách khắc phục chảy máu chân răng là gì?

Trước khi xác định chảy máu chân răng tại nha khoa, thì bạn sẽ cần biết cách xử lý tình trạng chảy máu lợi đúng đắn. Nếu vấn đề chảy máu lợi của bạn không liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng thì hầu hết sẽ giảm và biến mất khi áp dụng các biện pháp sau:

  • Lấy cao răng
  • Chữa răng sâu
  • Chỉnh răng lệch

Nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng do bệnh lý toàn thân thì bạn sẽ cần thăm khám để xác định bệnh lý.

5. Cách ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả?

Dù không nguy hiểm nhưng không nên chủ quan với tình trạng chảy máu lợi, vì đó là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe răng miệng hoặc bệnh lý cơ thể. Sau đây là những cách ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả.

Thường xuyên chảy máu chân răng nguy hiểm không?

5.1 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày và chọn bàn chải đánh răng có độ mềm phù hợp, chải răng theo chiều dọc, không chà xát mạnh gây tổn thương niêm mạc, súc miệng, dùng chỉ nha khoa loại bỏ cặn thức ăn bám trên răng… là những điều bạn nên tuân thủ khi vệ sinh răng miệng hằng ngày. Định kỳ bạn cũng nên lấy cao răng.

5.2 Bổ sung dinh dưỡng

Có 2 loại dinh dưỡng quan trọng cần bổ sung là: Vitamin C có tác dụng thúc đẩy quá trình tự làm lành vết thương và Vitamin K hạn chế chảy máu chân răng. Bạn có thể bổ sung những loại vitamin này dễ dàng bằng hoa quả tự nhiên, đặc biệt là trái cây: cam, bưởi, chanh, ổi giàu Vitamin C và củ cải, chuối,… giàu Vitamin K. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung thêm canxi, Magie để tăng cường sức khỏe răng miệng và chống phản ứng viêm.

5.3 Dừng hút thuốc lá

Nếu bạn có thể thói quen hút thuốc lá thì hãy bỏ để răng miệng khỏe mạnh, trắng sáng cùng hơi thở trở nên thơm mát hơn.

5.4 Dùng thuốc điều trị

Tình trạng chảy máu chân răng sẽ được cải thiện nhanh chóng bằng các loại thuốc chữa viêm và ngừa chảy máu. Đồng thời bạn cũng nên đến các phòng nha để chăm sóc răng miệng định kỳ cũng như thực hiện các chỉ định của bác sĩ.

Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu chân răng mà nha sĩ sẽ lựa chọn thuốc đặc trị và thuốc hỗ trợ với liều lượng phù hợp. Bạn hãy lưu ý, dù sử dụng thuốc điều trị thì việc chăm sóc răng miệng và các thói quen tốt vẫn cần phải suy trì.

Nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc, điều trị tại nhà trên mà vẫn chưa thuyên giảm, thì hãy liên hệ Nha khoa Đà Nẵng Implant để được thăm khám kịp thời:

  • Địa chỉ:
    • CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
    • CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng
  • Hotline: 0899 412 412
  • Email: cskh@nhakhoaimplantdanang.com
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoa.implant.danang
5/5 - (19 bình chọn)
Chủ đề: chảy máu chân răngchảy máu chân răng là gìchảy máu lợiLấy cao răngngăn ngừa chảy máu chân răngnguyên nhân chảy máu chân răng
Bài viết liên quan

Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

Hiện nay có rất nhiều loại kem đánh răng được giới thiệu nhiều công dụng. Vậy bạn đã biết cách chọn kem ...

9 thói quen gây vàng răng có thể bạn đang mắc phải

Răng bị ố vàng là một trong những vấn đề phổ biến. Nguyên nhân có thể do những thói quen gây vàng răng mà ...

Dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm ngăn ngừa ê buốt răng

Nhìn bên ngoài bạn sẽ khó thấy dấu hiệu nhận biết mòn men răng sớm, phát hiện trễ sẽ làm lớp men tiêu ...

10 cách tự lấy cao răng tại nhà với nguyên liệu tự nhiên

Loại bỏ cao răng là bước quan trọng trong quy trình vệ sinh răng miệng. Có nhiều cách tự lấy cao răng tại nhà ...

Răng xuất hiện đốm đen là bị gì? Cách loại bỏ đốm đen trên răng tại nhà

Nguyên nhân chính gây ra những đốm màu đen ở chân răng là cao răng. Tuy nhiên cũng có thể do bệnh lý, để biết ...