Đặt lịch hẹn

Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng tại nhà hiệu quả

Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 06/12/2022
5/5 - (4 bình chọn)

Chảy máu sau khi nhổ răng thường kéo dài trong vòng 30-60 phút và sẽ tự cầm lại. Tuy nhiên, nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều trong 24 giờ đầu sau nhổ răng thì cần đi khám nha khoa để được tư vấn và điều trị.

1. Thời điểm máu ngừng chảy sau khi nhổ răng?

Hiện tượng chảy máu sau khi nhổ răng là điều không tránh khỏi. Thời gian máu ngừng chảy sau khi nhổ răng thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Loại răng được nhổ: Răng khôn thường khó nhổ hơn các răng khác và có thể dẫn đến chảy máu nhiều hơn.
  • Nhu cầu gây tê: Nếu cần gây tê nhiều, máu có thể chảy nhiều hơn.
  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Nếu bệnh nhân có các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường hoặc sử dụng thuốc chống đông máu, máu có thể chảy nhiều hơn.

Chảy máu sau khi nhổ răng thường kéo dài trong vòng 30-60 phút và sẽ tự cầm lại.

Trong hầu hết các trường hợp, máu sẽ ngừng chảy trong vòng 30-60 phút sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, một số người có thể bị chảy máu nhẹ trong vòng 24 giờ sau nhổ răng. Điều này là do máu vẫn tiếp tục đông lại và hình thành cục máu đông.

Nếu máu vẫn chảy nhiều sau 24 giờ sau nhổ răng, bạn cần đi khám nha khoa ngay lập tức.

2. Quá trình hồi phục vết thương sau khi nhổ răng

Quá trình hồi phục vết thương sau khi nhổ răng trải qua 4 giai đoạn chính:

2.1 Giai đoạn 1: Chảy máu và hình thành cục máu đông

Giai đoạn này, máu sẽ chảy ra từ vị trí nhổ răng trong vòng 30-60 phút. Sau đó, cục máu đông sẽ hình thành để ngăn chặn chảy máu và bảo vệ mô bên dưới.

Trong vòng 1-2 ngày đầu sau khi nhổ răng, cục máu đông sẽ rỉ huyết tương màu vàng nhạt, nên bạn sẽ thấy có màu đỏ và vàng rỉ ra (màu của máu đông và huyết tương). Đây là hiện tượng bình thường.

Mẹo cầm máu sau khi nhổ răng

2.2 Giai đoạn 2: Sưng tấy và đau nhức

Trong giai đoạn này, vùng nhổ răng sẽ bị sưng tấy và đau nhức. Tình trạng này thường kéo dài trong vòng 2-3 ngày sau nhổ răng.

2.3 Giai đoạn 3: Tái tạo mô và lắp đầy huyệt răng

Trong 1-2 tuần tiếp theo cục máu đông sẽ tạo khung lưới sợi tế bào vững chắc giúp bịt chặt lỗ nhổ răng. Từ thời điểm này, máu và huyết tương sẽ không còn rỉ ra nữa. Các tế bào mô liên kết sẽ đến hình thành lớp màng niêm mạc mới có màu vàng nhạt, mỏng và di động. Bạn nên hạn chế tác động mạnh vào vết nhổ răng. Vì chỉ gạt mạnh lớp niêm sẽ bị tổn thương, vết thương sẽ chảy máu và quá trình lành thương bị chậm lại do phải tạo lập lớp màng niêm mới.

3. Cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả

Dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ về cách cầm máu sau khi nhổ răng.

3.1 Cố định băng gạc ở đúng vị trí

Sau khi nhổ răng xong bạn sẽ được cho cắn miếng gạc. Hãy duy trì cắn gạc trong khoảng 45-60 phút. Đảm bảo gạc luôn được đặt ở vị trí ổ răng. Nếu bạn bị máu thấm gạc khó chịu thì có thể thay mới. Hãy lấy miếng băng gạc sạch, cuộn tròn lại hoặc gấp thành hình vuông cho vừa ổ răng, đảm bảo miếng gạc đủ lớn để có thể tạo áp lực trực tiếp lên vị trí nhổ răng.

Hãy lấy miếng băng gạc sạch, cuộn tròn lại hoặc gấp thành hình vuông cho vừa ổ răng, đảm bảo miếng gạc đủ lớn để có thể tạo áp lực trực tiếp lên vị trí nhổ răng.

3.2 Không tác động vào cục máu đông

Hãy cẩn thận và không được tác động lên vị trí nhổ răng trong ít nhất 24 giờ đầu tiên để bảo vệ cục máu đông. Cục máu đông là công cụ cầm máu tự nhiên hiệu quả nhất. Tránh súc miệng quá mạnh, khạc nhổ, sử dụng ống hút, tránh xì mũi và hắt hơi khi miệng mở trong 1-2 ngày sau đó.

3.3 Nghỉ ngơi đầy đủ

Việc nghỉ ngơi sẽ giúp bạn có tâm trí thoải mái và tạo điều kiện cho vết thương sau khi nhổ răng mau lành hơn. Hãy giữ tinh thần thoải mái và nghỉ ngơi đầy đủ trong ít nhất 1-2 ngày sau khi nhổ răng. Tránh làm việc nặng hoặc tập thể dục quá sức. Khi nằm hãy kê gối nằm cho đầu cao hơn tim để giúp huyết áp ổn định và kiểm soát chảy máu.

3.4 Không hút thuốc

Để vết thương sau nhổ răng nhanh lành, bạn tuyệt đối không được hút thuốc trong ít nhất 48 giờ sau khi nhổ răng.

Để vết thương sau nhổ răng nhanh lành, bạn tuyệt đối không được hút thuốc trong ít nhất 48 giờ sau khi nhổ răng.

3.4 Chế độ ăn uống hợp lý

Việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý sau khi nhổ răng sẽ giúp vết thương ổn định và nhanh lành hơn.

  • Trong vài giờ đầu sau khi nhổ răng bạn chỉ nên uống nước. Hãy uống nhiều nước mát, không được uống nước lạnh hay các loại nước chứa nhiều đường.
  • Trong 2-4 giờ đầu tiên hãy cố gắng nhịn ăn để vết thương ổn định.
  • Trong 24 giờ đầu tiên chỉ ăn thức ăn dạng lỏng hoặc mềm.
  • Không nhai kẹo cao su, tiêu thụ rượu bia.
  • Nhai nhẹ nhàng, chậm rãi và kỹ từng chút một.
  • Không ăn thực phẩm cứng, giòn, quá nóng hay quá lạnh.
  • Bổ sung thêm các loại nước ép sinh tố từ hoa quả như: cam, táo, dâu tây, dưa hấu để cung cấp đầy đủ vitamin, tăng thời gian làm lành vết thương.

3.5 Hãy vệ sinh răng miệng đúng cách

Nhiều người cho rằng sau khi nhổ răng không nên đánh răng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vệ sinh răng miệng sau nhổ răng rất quan trọng, giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý cách vệ sinh răng miệng khoa học. Trong 1-2 đầu hãy dùng nước muối sinh lý để giữ vệ sinh răng miệng và giúp vết thương mau lành.

Vệ sinh răng miệng sau nhổ răng rất quan trọng, giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng

Từ 2 ngày trở đi là bạn đã có thể sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng một cách nhẹ nhàng và tuyệt đối không đưa bàn chải vào vết nhổ răng. Sau đó cũng nên súc miệng bằng nước muối sinh lý. Lưu ý là trong suốt thời gian này bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý loãng, chứ không nên súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng. Từ 4 – 7 ngày khi vị trí nhổ răng được hồi phục hoàn toàn thì bạn có thể vệ sinh răng miệng bình thường trở lại.

3.6 Tuân theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi nhổ răng nếu có hiện tượng chảy máu kéo dài hoặc lượng máu chảy quá nhiều thì bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và điều trị với mẹo cầm máu đúng đắn. Hiện tượng chảy máu chân răng bất thường có thể do:

  • Nướu chân răng bị rách hoặc vỡ ổ xương, bác sĩ sẽ vệ sinh chân răng và may lại.
  • Đứt mạch máu chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu thắt mạch máu.
  • Ngoài ra vẫn còn những nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng không cầm được.
Sau khi nhổ răng cần đến Nha khoa để kiểm tra và theo dõi tình trạng vết thương

Sau khi nhổ răng cần đến Nha khoa để kiểm tra và theo dõi tình trạng vết thương

Trong mọi trường hợp, bạn chỉ nên áp dụng những mẹo cầm máu sau khi nhổ răng. Nếu tình trạng không giảm mà còn kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như đau nhức dữ dội, có mủ ở vùng nhổ răng… thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa. Không nên tự mua thuốc giảm đau giảm viêm mà không có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn.

4. Nhận biết các dấu hiệu bất thường sau khi nhổ răng

Hãy chú ý quan sát tình trạng vết nhổ răng trong 1 tuần đầu tiên. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường sau đây thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa:

  • Chảy nhiều máu và kéo dài sau nhổ răng
  • Sốt cao trên 38,5 độ
  • Đau nhức dữ dội, kéo dài nhiều ngày, không giảm sau khi dùng thuốc theo đơn
  • Sưng to hơn sau nhổ 2-3 ngày
  • Có mủ chảy ra từ vết thương
  • Tê bì, mất cảm giác vùng da mặt, vùng lưỡi kéo dài sau 4 tuần

Tóm lại, chảy máu sau khi nhổ răng là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý các dấu hiệu cần đi khám nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nha khoa Đà Nẵng Implant vẫn đang triển khai dịch vụ tư vấn hoàn toàn miễn phí, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Bài viết liên quan

10+ Nguyên nhân chảy máu chân răng và cách điều trị hiệu quả

Ngày: 27/07/2023

Chảy máu chân răng là tình trạng khá phổ biến mà ai cũng từng gặp trong cuộc sống thường ngày. Có nhiều ...

Nhổ răng khôn có đau không? Tại sao phải nhổ răng khôn?

Ngày: 22/12/2023

Răng khôn được biết đến như ác mộng với những cơn đau, sưng liên tục và tái phát nhiều lần. Vậy nhổ ...

Răng số 4 là răng gì? Nhổ răng số 4 có nguy hiểm không?

Ngày: 21/11/2022

Răng số 4 là răng tiền hàm, thuộc nhóm răng hàm nhỏ, có chức năng cắn xé và nghiền thức ăn. Vậy khi hư hại ...

Những biến chứng khi nhổ răng khôn và cách phòng tránh

Ngày: 26/07/2023

Nhổ răng khôn là điều trị y khoa có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Để phòng tránh biến chứng khi nhổ ...