Nhổ răng có xâm lấn, khi tăng huyết áp hay rối loạn nhịp tim sẽ làm tăng tỷ lệ xuất hiện biến chứng. Vậy người bị cao huyết áp có nhổ răng được không?
Câu trả lời ngắn gọn là có, người bị cao huyết áp vẫn có thể nhổ răng được. Tuy nhiên, cần phải được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ có chuyên môn trước khi quyết định có hay không nên nhổ răng.
Nhổ răng là một thủ thuật nha khoa phổ biến, được thực hiện để loại bỏ một hoặc nhiều răng. Thủ thuật này có thể được thực hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, chẳng hạn như:
Đối với người bị cao huyết áp, việc nhổ răng có thể tiềm ẩn một số rủi ro, bao gồm:
Để giảm thiểu những rủi ro này, người bị cao huyết áp cần đáp ứng các điều kiện sau trước khi nhổ răng:
Trước khi nhổ răng, người bị cao huyết áp nên thông báo cho nha sĩ về tình trạng sức khỏe của mình. Nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn và đưa ra phương pháp nhổ răng phù hợp.
Trong quá trình nhổ răng, nha sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ huyết áp của bạn. Nếu huyết áp tăng cao, nha sĩ sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
Sau khi nhổ răng, người bị cao huyết áp cần tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng.
Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bị cao huyết áp sau khi nhổ răng:
Nếu bạn bị cao huyết áp và cần nhổ răng, hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ để được tư vấn cụ thể.
So với người khỏe mạnh thì người mắc bệnh cao huyết áp có nguy cơ xảy ra những biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài, tai biến mạch máu, ngất, đột quỵ… trong khi nhổ răng cao hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, tăng huyết áp cũng ảnh hưởng tới việc chữa lành vết thương sau khi nhổ răng. Huyết áp không được kiểm soát sẽ gây cản trở quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho mao mạch và tĩnh mạch, làm giảm khả năng tái tạo, chữa lành các tế bào. Khoang miệng vốn đã chứa nhiều vi khuẩn nhất trong cơ thể, nếu tốc độ lành thương chậm thì sẽ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người bị cao huyết áp hoàn toàn không thể nhổ răng. Hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ giúp nhiều người bị cao huyết áp vẫn có thể nhổ răng an toàn. Nhổ răng được thực hiện khi mạch đập từ 60 – 90 lần/phút với huyết áp tâm trương từ 60 – 90 mmHg và huyết áp tâm thu từ 90 – 140mmHg. Đối với nhổ răng người lớn tuổi, nhổ răng người đang điều trị cao huyết áp có thể thực hiện an toàn nếu kiểm soát được huyết áp trong giới hạn cho phép là dưới 150/90 mmHg.
Đối với người lớn tuổi, vấn đề răng miệng là điều cần phải được lưu ý thường xuyên, do sức khỏe yếu thì tình trạng răng miệng cũng bị ảnh hưởng. Khi răng lung lay và không thể bảo tồn được nữa thì chỉ định nhổ răng là cần thiết để tránh làm suy giảm khả năng ăn nhai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Trước khi thực hiện nhổ răng người bị cao huyết áp, người lớn tuổi cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau đây.
Để xác định người bị cao huyết áp có nhổ răng được không cần phải đảm bảo các điều kiện chủ quan và khách quan.
Một trong những điều quan trọng cần lưu ý khi nhổ răng người bị cao huyết áp là tình trạng sức khỏe cơ thể. Chỉ khi nào người bệnh có sức khỏe tốt, đảm bảo các yêu cầu an toàn của tiểu phẫu nhổ răng thì mới được nhổ răng.
Trước khi tiến hành phải kiểm tra sức khỏe tổng quát xem có mắc các bệnh lý gì khác hay không. Đối với những trường hợp mắc bệnh tim, bệnh về máu, bệnh tiểu đường thì cần đặc biệt chú ý.
Khi nhổ răng cho người cao huyết áp yếu tố an toàn của ca tiểu phẫu phải đặc biệt chú trọng. Hãy lựa chọn địa chỉ nhổ răng uy tín. Bác sĩ nha khoa thực hiện nhổ răng cần có nhiều kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, thực hiện theo quy trình an toàn thì mới đảm bảo không gây biến nguy hiểm cho người bệnh.
Để ca nhổ răng ở người cao huyết áp diễn ra an toàn, người bị bệnh huyết áp cần lưu ý những thông tin dưới đây.
Hãy cân nhắc thật kỹ nơi nhổ răng cho người bị cao huyết áp. Tại các phòng răng uy tín, bác sĩ nha khoa kết hợp với bác sĩ tim mạch chuyên khoa có kế hoạch điều trị toàn diện để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra trong khi nhổ răng cho người bị cao huyết áp.
Trước khi nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng hàm, cần được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật như chụp x-quang, xét nghiệm công thức máu, đo huyết áp… để chẩn đoán chính xác người bị cao huyết áp có nhổ răng được không. Nếu tình trạng sức khỏe cho phép thì cũng cần lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để làm giảm tối đa lượng vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
Trong quá trình nhổ răng cho người bị cao huyết áp cần được sử dụng thuốc gây tê không có chất co mạch adrenalin. Các Bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc tê mepivacain 3% (có tác dụng chống co mạch tốt hơn lidocain nhiều). Đồng thời cũng xây dựng biện pháp tại chỗ để xử lý những biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng cho người bị cao huyết áp như khâu huyệt ổ răng, chuẩn bị những chế phẩm cần thiết để cầm máu tại chỗ như nước súc miệng transamin 5%…
Bạn cần uống thuốc đều đặn mỗi ngày theo như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch để đảm bảo huyết áp trong giới hạn cho phép. Thông thường, người bệnh huyết áp sẽ được chỉ định nhổ răng trong buổi sáng sau khi đã uống thuốc điều trị huyết áp.
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp khiến các biến chứng có tỷ lệ xảy ra cao hơn. Vì vậy, buổi tối trước khi thực hiện, bạn nên ngủ sớm, giữ tinh thần thoải mái và tỉnh táo vào ngày hôm sau. Đặc biệt không nên sử dụng đột ngột bất cứ loại thuốc an thần, dù bạn là người lớn tuổi và không ngủ được. Trong khi nhổ răng, người huyết áp cao phải giữ tinh thần thoải mái để duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép.
Bên cạnh việc uống thuốc kháng sinh sau khi nhổ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng thì người huyết áp cao cần vệ sinh răng miệng và chăm sóc vùng nhổ răng đúng cách. Mỗi ngày chải răng 2 lần, nhẹ nhàng ở chỗ nhổ răng, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng cường bảo vệ khả năng làm sạch.
Đặc biệt, cần theo dõi tình trạng xuất huyết, nếu chảy máu nhưng nước bọt vẫn trong thì có thể giải quyết bằng cách chườm lạnh, chườm nóng… Tuy nhiên nếu chảy máu nhổ ra cả cục máu đông hay chảy máu kéo dài, sưng đau không giảm… thì cần đến nha khoa để bác sĩ xử lý kịp thời.
Để đặt lịch khám tư vấn nhổ răng cho người bị cao huyết áp an toàn, hãy liên hệ Nha Khoa Đà Nẵng Implant: