Sâu kẽ răng kéo dài sẽ dẫn đến tổn thương cấu trúc ngà răng, tủy răng và vùng nướu. Vậy thì những cách chữa sâu kẽ răng tại nhà có hiệu quả không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
Sâu kẽ răng là gì?
Sâu kẽ răng là bệnh lý răng miệng phổ biến thường gặp ở cả trẻ em và người lớn, chiếm đến 40% các ca bệnh sâu răng. Vi khuẩn sẽ tấn công ngà mặt bên của răng và hình thành những vết chấm đen li ti tại kẽ giữa 2 răng, sau đó có thể lan dần sang toàn bộ bề mặt răng, gây vỡ, mẻ răng.
Sâu kẽ răng là tình trạng phần kẽ giữa hai răng liền kề nhau bị sâu, dễ gặp nhất ở răng hàm. Bởi vì nhóm răng này phụ trách chức năng nhai nghiền nên thức ăn dễ mắc vướng, lại khó vệ sinh làm sạch triệt để.
Tương tự như sâu răng ở những vị trí khác, sâu kẽ răng cũng diễn tiến chậm, từ nhẹ đến nặng: sâu men, sâu ngà nông và sâu ngà sâu.
Sâu men: Đây là giai đoạn nhẹ nhất thường xuất hiện những vệt vàng hoặc nâu trên kẽ răng, viền kẽ răng hay cạnh tiếp xúc giữa hai chiếc răng.
Sâu ngà nông: Lúc này vi khuẩn gây ăn mòn răng, tạo những lỗ nhỏ li ti trên các kẽ răng gây cảm giác đau ê buốt răng.
Sâu ngà sâu: Khi không có cách chữa sâu kẽ răng ở 2 giai đoạn trên kịp thời, lớp men răng sẽ bị ăn mòn, làm lộ ra lớp ngà răng và tác động đến tủy răng hay vùng nướu. Giai đoạn này sẽ xuất hiện những cơn đau nhức răng thường xuyên, ngay cả khi không tiếp xúc với các yếu tố kích thích, các lỗ hổng sâu răng sẽ lớn hơn và có thể dễ dàng nhìn thấy.
Sâu kẽ răng gây tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng của bạn. Tình trạng răng bị sâu không chỉ làm kết cấu răng bị tổn thương, nguy cơ cao dẫn đến vỡ răng, mất răng mà còn gây ảnh hưởng đến nướu và tủy, nguy cơ cao dẫn đến áp xe răng hay nhiễm trùng.
Các vị trí sâu răng kẽ
Dấu hiệu nhận biết sâu kẽ răng
Bạn có thể nhận biết sâu kẽ răng thông qua những dấu hiệu sau:
Có vết đen ở mặt tiếp xúc của hai răng liền kề. Vết sâu sẫm màu này dần phát triển tạo nên khoảng trống giữa hai răng tác động xấu đến thẩm mỹ, đặc biệt là vùng kẽ răng cửa.
Xuất hiện cơn ê nhức đặc biệt khi có tác động, càng rõ ràng khi bạn ăn thực phẩm nóng hoặc lạnh hay khi dùng thực phẩm chứa nhiều acid hoặc khi bạn vệ sinh răng miệng.
Hơi thở có mùi hôi do vi khuẩn tại vết sâu răng phát triển mạnh cùng với các mảng bám. Một số tình trạng sâu răng diễn ra nặng, sau ăn đến tủy còn khiến dịch mủ chảy ra tạo mùi rất nặng và khó chịu hơn.
Sưng nướu răng và có chảy máu nướu xảy ra khi bệnh lý sâu kẽ răng đã diễn biến nặng và xuất hiện các biến chứng, tạo cảm giác đau đớn cho bệnh nhân, có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và chất lượng của giấc ngủ.
Người bị sâu răng không điều trị sẽ phải thường xuyên đối mặt với những cơn ê buốt hoặc đau âm ỉ, tình trạng hôi miệng hay nghiêm trọng hơn là những bệnh lý khác như viêm xoang, ung thư vòm họng.
Những cách chữa sâu kẽ răng tại nhà
Sau đây là những cách chữa sâu kẽ răng tại nhà mà bạn có thể áp dụng khi phát hiệu dấu hiệu kẽ răng bị sâu.
Nhai lá ổi non: Hãy nhai nát lá ổi non và dùng lưỡi đẩy lá ổi đến vị trí răng sâu, để 10 phút sau đó súc miệng với nước sạch. Kiên trì thực hiện mỗi ngày trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Ngậm chanh hoặc cam: Hãy vắt nước cốt chanh hoặc cam và ngậm vào miếng khoảng 2-3 phút. Thực hiện 2-3 lần/tuần. Không nên pha với đường, để giảm độ chua thì có thể pha loãng với nước.
Ngậm lá bàng: Hãy chọn lá bàng còn non, rửa sạch và cho vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng 1/4 thìa cà phê muối, 250ml nước lọc, lọc lấy nước và ngậm nước bàng trong khoảng 1 – 2 phút rồi súc miệng lại. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, trong khoảng 1 tuần.
Nhai hoa cúc vàng: Chuẩn bị khoảng 5 bông cúc vàng, ngắt cánh hoa rửa sạch để ráo nước, nhai trong vòng 2 phút để hoa cúc tiêu diệt vị khuẩn, sau đó súc miệng bằng nước sạch.
Súc miệng với nước lá trầu không: Chuẩn bị 50g lá trầu đem đi rửa sạch, giã nhỏ và ngâm với rượu trắng, đun hỗn hợp cách thủy 30 phút, để nguội sau đó dùng tăm bông chấm vào chỗ răng sâu hoặc dùng thay nước súc miệng hằng ngày. Sau đó súc miệng bằng nước sạch.
Đắp húng quế: Giã nhuyễn húng quế và hạt tiêu đen và đắp vào chỗ răng sâu. Kiên trì thực hiện 2-3 lần mỗi ngày. Ngoài ra có thể sử dụng gừng hoặc tỏi để thay thế hỗn hợp húng quế-hạt tiêu.
Súc miệng bằng nước trà xanh hoặc nước muối: Đem lá trà xanh nấu nước, rồi dùng súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày. Với nước muối thì chỉ cần pha loãng muối với nước ấm, để nguội và súc miệng hằng ngày.
Chữa sâu kẽ răng tại nhà có hiệu quả không?
Các cách chữa sâu kẽ răng tại nhà trên đây chỉ có tác dụng giảm đau và khử khuẩn. Bạn cần nhanh chóng đến thăm khám với bác sĩ nha khoa.
Tùy vào mức độ hư tổn của cấu trúc răng mà sẽ có cách chữa trị phù hợp.
Trám răng: Sau khi vệ sinh lỗ sâu, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các chất liệu chuyên dụng để lấp đầy những khoảng trống của răng, làm cho răng trở nên đẹp hơn.
Bọc sứ: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu và bọc phủ một lớp (có thể là vàng, bạc, kim loại,…) lên bề mặt để khôi phục hình dạng của răng.
Trồng răng: Áp dụng với trường hợp sâu răng rất nặng không còn đủ khỏe và có nguy cơ lan sang răng bên cạnh, bắt buộc phải nhổ răng và thay thế bằng các răng mới.
Bên cạnh những cách chữa sâu kẽ răng tại nhà ở trên, bạn cũng cần xây dựng lại thói quen chăm sóc răng miệng khoa học hơn để bảo vệ men răng:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: chải răng ít nhất hai lần một ngày, sử dụng tăm nước để loại bỏ mảng bám, chăm súc miệng sau khi ăn,…
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: hạn chế đồ ngọt, bổ sung một số các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ men răng như táo, cà rốt,…
Loại bỏ các thói quen xấu: nghiến răng, sử dụng các đồ ăn kích thích quá nóng, quá lạnh,…
Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ: tối thiểu 6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám – nơi trú ngụ yêu thích của vi khuẩn, phát hiện những dấu hiệu bất thường để cải thiện.
Nếu bạn đang cần thăm khám răng miệng hay tư vấn cách chữa sâu kẽ răng tại nhà thì hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí và đặt lịch hẹn ngay:
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Cơ sở 2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng