Đặt lịch hẹn

Viêm Amidan: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 23/05/2024
5/5 - (1 bình chọn)

Viêm amidan là một trong những bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em. Bệnh thường tái lại nhiều lần và rất dễ gây biến chứng, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

1. Amidan là gì?

Amidan là bộ phận quan trọng của cơ quan hô hấp. Nếu không chăm sóc kỹ, rất dễ bị vi khuẩn và virus tấn công. Đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, thường hay mắc phải bệnh về đường hô hấp.

Amidan có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Amidan cũng tham gia sản xuất kháng thể IgG thiết yếu cho hệ thống miễn dịch. Khi cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp (vi khuẩn, virus…), amidan tiết ra kháng thể và các lympho bào giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Viêm amidan là một trong những bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em

Amidan là một tổ chức bạch huyết, nằm ở sau hầu họng, là nơi giao nhau giữa đường hô hấp và đường ăn uống. Con người khi sinh ra đã có 4 loại Amidan: Amidan vòm họng (VA), Amidan vòi, Amidan khẩu cái và Amidan lưỡi. Những cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy, Amidan thường chịu sự tấn công của vi khuẩn, virus và nấm.

LoạiMô tảVị tríVai trò/ chức năng
Amidan họng (VA) còn gọi là viêm họng1 khối tam giác nằm trong vòm họngNgõ ra vào của hầu họngGiúp nhận diện vi khuẩn, tạo kháng thể và tiêu diệt vi  khuẩn xâm nhập (khi ta hít không khí qua mũi, không khí sẽ tiếp xúc với VA trước khi vào phổi.)
Amidan vòiGồm 2 amidan, nằm ở hai bên phải và trái, quanh lỗ vòi tai,Dưới vòi EustacheĐây là amidan có ít tổ chức Lympho và cũng ít được chú ý đến khi nhắc đến amidan
Amidan khẩu cáiGồm 2 amidan hình ô van màu hồng và có kích thước to hay nhỏ tùy vào độ tuổi.Nằm ở hai bên phải và trái, trong hố amidan của thành bên họng.Bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus. Thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ.
Amidan lưỡiChỉ có 1 khốiNằm ở đáy lưỡiDuy trì hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Các Amidan có cấu tạo gồm 3 lớp:

  • Biểu mô phủ: Nằm trên bề mặt amidan. Có chức năng che chắn, bảo vệ và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  • Mô liên kết: Phí bên dưới lớp biểu mô phủ. Chúng giúp nuôi dưỡng Amidan.
  • Hạch bạch huyết: Lớp trong cùng. Đây là phần quan trọng của amidan , giúp chúng có khả năng tiết ra các Immunoglobulin ( các kháng thể tự nhiên của cơ thể, giúp chống lại vi khuẩn tấn công gây bệnh).

2. Viêm Amidan là gì?

Viêm amidan thường xảy ra với trẻ nhỏ và người trung niên, có 2 loại viêm amidan:

  • Viêm amidan cấp tính: hai bên vòm họng sưng đỏ, kèm theo sốt cao >39 độ, sưng hạch ở cổ hoặc hàm, kèm theo đau đầu và tai. Ngoài ra, tại amidan sẽ xuất hiện đốm màu vàng hoặc trắng. Đó là những chịu chứng của amidan cấp tính.
  • Viêm amidan mạn tính: Không có những triệu chứng nặng như viêm amidan cấp tính. Amidan mạn tính đau nhẹ nhàng, âm thầm và không làm ảnh hưởng đến lối sống sinh hoạt ăn uống.

Ngoài ra amidan mạn tính còn có các triệu chứng sau:

  • Hơi thở hôi. Dù vệ sinh sạch sẽ nhưng mùi hôi đến từ các hốc viêm vẫn gây khó chịu với người đối diện.
  • Có cảm giác vướng ở cổ họng khi nuốt
  • Sốt nhẹ lúc về chiều
  • Thường ho từng cơn dài và buổi sáng khi ngủ dậy, giọng hơi khàn nhẹ.

Viêm amidan thường xảy ra với trẻ nhỏ và người trung niên, có 2 loại viêm amidan: viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính

3. Dấu hiệu viêm amidan là gì?

Viêm amidan thường ảnh hưởng nhất đến trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và tuổi trung niên. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm amidan bao gồm:

  • Amidan sưng đỏ
  • Có mảng màu trắng hoặc vàng bám trên amidan
  • Đau họng
  • Nuốt khó khăn hoặc đau
  • Sốt
  • Nổi hạch ở cổ
  • Khàn giọng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Đau bụng
  • Đau cổ
  • Đau đầu

Trẻ nhỏ chưa hiểu thì rất khó mô tả cảm giác của mình khi bị amidan. Tuy nhiên, các dấu hiệu viêm amidan có thể bao gồm:

  • Chảy nước dãi do nuốt khó hoặc đau
  • Biếng ăn do đau họng
  • Quấy khóc bất thường

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ nếu gặp các triệu chứng dưới đây:

  • Đau họng kèm theo sốt
  • Đau họng không khỏi trong vòng 24-48 giờ
  • Nuốt đau hoặc khó khăn trong vấn đề ăn uống
  • Mệt mỏi, lờ đờ và quấy khóc
  • Khó thở
  • Chảy nước dãi quá mức

5. Cắt amidan là gì?

Phẫu thuật cắt Amidan là một can thiệp ngoại khoa loại bỏ trọn khối Amidan ra khỏi cơ thể. Tránh các tình trạng tắc nghẽn, giảm tỷ lệ tái phát các nhiễm trùng hô hấp trên và các bệnh lý của tai giữa. Đồng thời, giúp cho hoạt động của hệ hô hấp và hệ tiêu hóa được diễn ra thuận lợi.

5.1 Khi nào nên cắt amidan?

Không phải ai bị viêm amidan cũng cần phải phẫu thuật cắt bỏ. Phẫu thuật cắt amidan là phương án cuối cùng bác sĩ đưa ra để điều trị cho những bệnh nhân bị viêm nhiễm cấp, tái đi tái lại nhiều lần, có những triệu chứng dưới đây:

  • Tái viêm khoảng 5-6 lần trong một năm và gây biến chứng
  • Viêm quá to khiến người bệnh khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt.
  • Viêm kéo dài và điều trị không khả quan
  • Có xuất hiện ổ áp xe, sỏi amidan, khi nuốt gây vướng víu hoặc nghi ngờ khối u ác tính.

Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có bệnh mãn tính đang điều trị, rối loạn đông máu bẩm sinh, phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 4 tuổi không được phẫu thuật cắt amidan.

Các trường hợp nhẹ bác sĩ sẽ chẩn đoán và cho thuốc uống để điều trị dần. Cắt amidan chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

5.2 Cắt amidan bao lâu thì lành?

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, quá trình cắt amidan và phục hồi không mất nhiều thời gian. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật có thể kéo dài từ 5 đến 10 ngày như sau:

  • 1 – 2 ngày sau phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật amidan 1-2 ngày, bạn thường cảm thấy rất mệt, đau và sưng họng, có thể gây khó khăn khi nói hoặc ăn uống, vảy sẹo sẽ xuất hiện nhanh và thường gây mùi hôi miệng. Các triệu chứng khác cũng có thể gồm đau tai, đau đầu, sốt nhẹ lên tới 38°C, một ít chảy máu nhỏ, buồn nôn và nôn mửa,
  • 3-4 ngày sau phẫu thuật: Đa số sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ tiếp tục trải qua cảm giác đau ở họng và tai, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cổ và hàm.
  • 5 – 10 ngày sau phẫu thuật: Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau khi cắt amidan, vảy sẹo sau phẫu thuật cắt amidan sẽ rơi ra có thể chảy lượng chảy máu nhỏ và một số người sẽ thấy có máu trong nước bọt.
  • 10 ngày sau phẫu thuật: Đa số người sẽ bắt đầu cảm thấy khá hơn sau khi cắt amidan 10 ngày, có thể sinh hoạt bình thường trở lại, các triệu chứng đã giảm khá nhiều.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cắt amidan 10 ngày vẫn đau, nguyên nhân có thể do:

  • Tổn thương mô mềm và sưng viêm.
  • Tổn thương tới vết thương.
  • Cơ địa cá nhân.
  • Người lớn tuổi.
  • Biến chứng hoặc vấn đề sau phẫu thuật.

Nếu sau khi cắt amidan 10 ngày vẫn đau, các triệu chứng không thuyên giảm, xuất hiện chảy máu nhiều, họng sưng to và đau nhiều…. thì bạn nên liên hệ với bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn và kiểm tra lại.

> Xem thêm: Bệnh nấm miệng có nguy hiểm không? Cách nhận biết và ngăn ngừa

6. Sau khi cắt amidan có nên nuốt nước bọt không?

Sau khi phẫu thuật cắt amidan, hệ miễn dịch của cơ thể cũng như tại cổ họng cũng sẽ suy yếu. Bạn không nên súc họng hoặc súc miệng quá mạnh, cũng không nuốt hay khạc nhổ nước bọt. Nên thấm nhẹ nước bọt với khăn giấy sạch. Bạn có thể súc miệng nhưng nhẹ nhàng và chỉ giữ nước ở khoang miệng.

Ngoài ra, sau khi cắt amidan bạn cũng cần chú ý vài điều dưới đây:

6.1 viêm amidan nên kiêng ăn gì?

Sau khi cắt amidan có nên nuốt nước bọt không? Vì sao?

  • Đồ ăn dạng cứng: Khiến người bệnh khó nhai, khó nuốt mà còn gây đau.
  • Quá nóng hoặc quá lạnh: Có thể kích thích niêm mạc amidan.
  • Thực phẩm chua cay: Kích thích dạ dày, gây ra chứng trào ngược axit và ợ chua, vừa khiến người bệnh khó chịu, vừa tổn hại đến vết mổ amidan, có thể khiến vết mổ bị viêm.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Khiến dạ dày khó hấp thụ.
  • Thực phẩm sống, chín tái: Chúng chứa nhiều vi khuẩn sẽ khiến vết mổ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
  • Đồ uống có gas: Dễ khiến người uống cảm thấy gắt cổ, ho, làm vết mổ amidan bị tổn thương và chảy máu.
  • Thực phẩm chứa chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê,… khiến tình trạng nhiễm trùng vết mổ thêm trầm trọng.

6.2 Viêm amidan nên ăn gì?

Biết được sau khi cắt amidan kiêng gì là chưa đủ, bạn cần xây dựng thực đơn theo tư vấn của bác sĩ sau cắt amidan nên ăn gì.

Sau khi cắt amidan có nên nuốt nước bọt không? Vì sao?

  • Thức ăn mềm và loãng: như cháo, súp, phở, canh, sinh tố,… để nguội để người bệnh dễ ăn, dễ nuốt.
  • Rau xanh và trái cây: vitamin, chất xơ và muối khoáng tăng sức đề kháng, nên ép lấy nước hoặc xay làm sinh tố.
  • Thức ăn giàu chất đạm và kẽm: như gan động vật, cá hồi, các loại hạt,… gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch và giúp vết thương mau lành.
  • Uống nhiều nước lọc hơi ấm: giúp quá trình trao đổi chất, loại bỏ độc tố, nhưng không uống nước đá lạnh, nước ngọt có ga…

Sau khi cắt amidan có nên nuốt nước bọt không? Vì sao?

Sau đây là gợi ý thực đơn trong 10 ngày sau khi cắt amidan nên ăn gì. Thực đơn này có thể làm bạn cảm thấy đói, nên hãy ăn nhiều bữa nhỏ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Ngày thứ 1: Uống sữa mát sau phẫu thuật 2 giờ.
  • Ngày thứ 2 đến ngày thứ 7: Ăn cháo xay nhuyễn, súp, sữa nguội (mát).
  • Ngày thứ 8 đến ngày thứ 10: Có thể ăn bún nguội, phở nguội, miến nguội.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh răng miệng sau khi cắt amidan cần được chú trọng:

  • Đánh răng đúng cách sau 24 giờ: chải răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải mềm có đầu nhỏ để làm sạch kĩ nhất có thể.
  • Súc miệng bằng nước sinh lý: Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý và không nên súc họng hoặc súc miệng quá mạnh.
  • Không nên nuốt hay khạc nhổ nước bọt trong 24 giờ đầu tiên, mà hãy thấm nhẹ nước bọt với khăn giấy sạch.

Nha khoa Đà Nẵng Implant hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu biết được Amidan là gì? nguyên nhân. triệu chứng và cách điều trị như thế nào. 

Bên cạnh đó, để phòng ngừa viêm bệnh amidan cũng như hạn chế được tình trạng amidan tái phát, bạn cũng cần chú ý trong vấn đề ăn uống, vệ sinh như thế nào cho đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ cần được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn.

Bài viết liên quan

Top 10+ cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày nhanh khỏi

Ngày: 13/05/2024

Cảm giác đau rát khi bị nhiệt miệng khiến bạn gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp. Hãy áp dụng những ...

Nấm lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Ngày: 26/04/2024

Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, nấm lưỡi có thể bùng phát và lây sang vòm miệng, amidan hoặc xuống cổ họng. ...

Bệnh nấm miệng có nguy hiểm không? Cách nhận biết và ngăn ngừa

Ngày: 07/05/2024

Cách nhận biết bệnh nấm miệng dễ nhất là những mảng bợn trắng bám trên bề mặt miệng, lưỡi. Do nấm ...

Răng khôn là gì? Nhổ răng khôn có đau không?

Ngày: 22/12/2023

Răng khôn được biết đến như ác mộng với những cơn đau, sưng liên tục và tái phát nhiều lần. Vậy nhổ ...