Nấm lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Tác giả: Hảo Võ
Ngày: 26/04/2024
5/5 - (2 bình chọn)
Khi cơ thể suy giảm miễn dịch, nấm lưỡi có thể bùng phát và lây sang vòm miệng, amidan hoặc xuống cổ họng. Vậy nấm lưỡi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh ra sao? Cùng Nha khoa Đà Nẵng Implant tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Nấm lưỡi là bệnh gì?
“Nấm lưỡi” hay còn gọi “nấm miệng” là tình trạng tưa lưỡi do nấm Candida albicans phát triển quá mức trong khoang miệng, lưỡi. Nấm lưỡi có thể được xem là một tình trạng lành tính ở những người khỏe mạnh, nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Bệnh nấm lưỡi thường không dễ lây và cũng có thể điều trị được.
Candida albicans – Tác nhân gây bệnh nấm lưỡi
Tuy gọi là nấm nhưng Candida albicans là một sinh vật. Trong điều kiện thể trạng bình thường, loại nấm này vẫn tồn tại trong khoang miệng và không gây hại dưới sự kiểm soát hoạt động của những vi khuẩn có lợi.
2. Những ai có thể bị nấm lưỡi?
Vi sinh vật Candida albicans vẫn ở trạng thái bình thường trong khoang miệng và khi cơ thể bị xáo trộn thì số lượng sẽ phát triển nhanh chóng dẫn đến bệnh nấm miệng. Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh nấm lưỡi nhất:
Người đang sử dụng thuốc: prednisolon để điều trị viêm khớp, giảm triệu chứng sưng đau và các phản ứng dị ứng hay điều trị hen suyễn bằng thuốc corticosteroid hoặc thuốc kháng sinh.
Người đang trong quá trình điều trị ung thư: bằng phương pháp hóa trị và xạ trị.
Những người đang mắc bệnh bạch cầu HIV/AIDS: gây tổn hại hoặc phá hủy tế bào của hệ thống miễn dịch.
Người bệnh đái tháo đường: không kiểm soát tốt đường huyết có hệ miễn dịch suy yếu dễ mắc các tình trạng viêm nhiễm.
Hội chứng Cushing: do thuốc, u tuyến yên, u vỏ thượng thận,… thuộc nhóm suy giảm miễn dịch nên dễ bị các tình trạng viêm, nhiễm trùng.
Người hút thuốc: tăng tỷ lệ nhiễm nấm ở khoang miệng do khô miệng, giảm lưu thông máu, ức chế hệ miễn dịch.
Người bị vệ sinh răng miệng kém: khiến mảng bám sâu trong các kẽ răng trở thành nguồn dinh dưỡng cho nấm phát triển, sinh sôi.
Người đeo hàm giả tháo lắp: nhưng chăm sóc vệ sinh kém hoặc đeo hàm răng giả không vừa khít, dẫn đến trầy xước, tổn thương tại niêm mạc miệng khiến nấm phát triển, xâm nhập gây ra viêm nhiễm.
3. Các dấu hiệu bệnh nấm lưỡi điển hình
Thời gian đầu khó có thể phát hiện các triệu chứng của nấm Candida albicans. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển từ từ hay kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng thì bạn có thể dễ dàng nhận ra dấu hiệu bệnh nấm lưỡi điển hình.
3.1 Dấu hiệu bệnh nấm lưỡi ở người lớn
Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng sau đây thì đừng chủ quan bởi đó có thể là dấu hiệu bệnh nấm lưỡi:
Trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, amidan và nướu răng xuất hiện lớp màn màu trắng kem.
Đỏ hoặc đau nhức trong khoang miệng không rõ nguyên nhân, ăn và nuốt thức ăn trở nên khó khăn.
Chảy máu nhẹ nếu vùng miệng bị cọ xát hoặc cào.
Bị mất vị giác, có cảm giác như có bông trong miệng.
Vùng tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát.
Khóe miệng nứt và đỏ đặc biệt là ở những người đeo răng giả.
Nấm lưỡi là tình trạng tưa lưỡi do nấm Candida albicans gây nên
3.2 Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm lưỡi ở trẻ
Khác với người lớn, nấm lưỡi có thể không gây đau nhiều cho trẻ nên có thể sẽ khó nhận ra điều bất thường. Tuy nhiên, bệnh còn có những biểu hiện khác đặc trưng mà phụ huynh có thể cảnh giác:
Mảng trắng hình tròn ở lưỡi, vòm họng, hai bên má không loại bỏ sạch được, khi cạo đi sẽ thấy các đốm đỏ sẫm ở dưới.
Sự phát triển của nấm từ một hay một vài đốm trắng nhỏ li ti, nổi cục trên niêm mạc lưỡi, dần dần mỗi ngày, nấm phát triển thêm nhiều lên và dày đặc, bám chắc vào lưỡi của bé.
Bé gặp khó khăn khi ăn, thường cáu kỉnh và rất dễ kích động.
Một số dấu hiệu không đặc trưng khác như đau rát khi bú làm bé quấy khóc, lười ăn.
Ngay khi phát hiện bị bệnh nấm lưỡi ở trẻ, cha mẹ cần đưa bé thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh nấm lưỡi Candida albicans phụ huynh không nên tự ý dùng mật ong tưa lưỡi cho trẻ vì trong mật ong có chất botulinum, dễ gây ngộ độc cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên cũng không được chậm trễ điều trị bởi vì nấm có thể diễn tiến nặng, lây lan xuống thực quản, họng và dạ dày gây ra tình trạng khó nuốt.
4. Cách điều trị bệnh nấm lưỡi như thế nào?
Như đã phân tích, nấm Candida albicans có thể điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh đặc trị nấm. Để điều trị dứt điểm thì bạn hãy gặp bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có cách điều trị bệnh nấm lưỡi nấm miệng khác nhau.
4.1 Cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ bú sữa mẹ, nên điều trị song song cả mẹ và bé để tránh tình trạng lây nhiễm chéo và tái phát nhiễm trùng. Thuốc kháng nấm nhẹ, hàm lượng hoạt chất kháng nấm phù hợp sẽ được bác cĩ chỉ định cho bé và kem bôi chống nấm bôi cho mẹ.
Ngoài ra, phụ huynh cần thực hiện chăm sóc và đánh tưa theo các bước như sau:
Bước 1: Đặt trẻ nhỏ nằm ngửa.
Bước 2: Rửa tay sạch rồi dùng một miếng gạc vải sạch và mềm quấn vào đầu ngón trỏ.
Bước 3: Lấy thuốc chống nấm được bác sĩ kê đơn rồi đưa vào miệng trẻ, lau nhẹ nhàng 1 lần từ trong ra ngoài bề mặt của lưỡi.
Bước 4: Thực hiện lại thao tác trên thêm 1 lần nữa nếu bề mặt lưỡi chưa sạch.
4.2 Cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn
Đối với mức độ nhẹ, có thể điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn bằng thuốc xịt chống nấm và thuốc súc miệng. Bên cạnh đó, kết hợp dùng sữa chua hoặc viên nang acidophilus giúp khôi phục hệ vi khuẩn khỏe mạnh của cơ thể.
Đối với mức độ nặng thì việc dùng thuốc xịt chống nấm tại chỗ không hiệu quả mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm toàn thân, liều dùng trong 7-14 ngày.
Khi bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân điều trị ung thư bằng phương pháp hóa xạ trị,… thì thời gian điều trị nấm lưỡi có thể dài hơn, lên đến vài tháng, có thể chỉ định như amphotericin B, Clotrimazol, Fluconazol, Miconazol, Nystatin,…
4.3 Hỏi ý kiến bác sĩ và đến thăm khám
Nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh nấm miệng thì bạn nên hỏi ý ngay kiến bác sĩ. Gọi Hotline Nha khoa Đà Nẵng Implant 0899 412 412 để được tư vấn hoặc đến trực tiếp nha khoa để thăm khám. Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh mà bác sĩ đưa ra phương án phù hợp, làm sạch và kê đơn thuốc kháng sinh, các sản phẩm vệ sinh răng miệng kháng khuẩn. Từ đó, giúp bạn giảm triệu chứng và tránh viêm nhiễm lan rộng.
Bệnh nấm lưỡi có thể điều trị nhanh chóng, nhưng có nguy cơ tái phát do vi khuẩn Candida albicans vẫn còn. Đặc biệt là khi cơ thể gặp các bệnh lý khác hay miễn dịch bị giảm. Chính vì vậy mà bạn nên nắm rõ cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh nấm lưỡi ở từng đối tượng và độ tuổi như sau:
5.1 Đối với trẻ em
Với bé sơ sinh, phụ huynh nên thường xuyên lau lưỡi cho bé bằng gạc mềm và sạch, thấm nước muối sinh lý. Nếu trẻ đã lớn thì phải hướng dẫn bé cách đánh răng và súc miệng sau khi ăn, không cho trẻ ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
Thêm vào đó, để đề phòng nấm Candida albicans quá phát, cần phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi đúng cách sau khi cho bé ăn, dùng nước lọc để cho trẻ uống, làm sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn hoặc dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ.
5.2 Đối với người lớn
Để hạn chế bị bệnh nấm miệng bạn nên chủ động:
Vệ sinh răng miệng sau khi uống thuốc, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
Đánh răng 2 lần/ngày, làm sạch sẽ răng bằng chỉ nha khoa.
Nếu đeo hàm giả tháo lắp thì kểm tra và vệ sinh hàng ngày.
Lấy cao răng định kỳ và khám nha sĩ thường xuyên để biết tình hình sức khỏe răng miệng.
Hạn chế ăn đường, duy trì mức đường huyết ổn định.
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp luyện tập thể thao để tăng cường hệ miễn dịch.
Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người bị bệnh nấm lưỡi để tránh lây nhiễm.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc, phòng ngừa bệnh nấm miệng:
Nước súc miệng HALITA ức chế tác nhân gây hôi miệng, kháng khuẩn với công thức chứa 0,05% Chlorhexidine + 0.05% Cetylpyridinium chloride (CPC) + 0.14% Zinc lactate.
Kem đánh răng Oral7 giữ ẩm điều trị khô miệng chứa các enzyme tự nhiên giúp đảm bảo tốt chức năng của nước bọt trong miệng, cân bằng trung tính pH7, không đường hay chất làm ngọt, có chứa Fluoride và Calcium giúp men răng khỏe mạnh.
Nước súc miệng ORAL7 moisturising mouthwash giữ ẩm điều trị khô miệng không chứa cồn, không tinh dầu, không gây ra cảm giác bỏng rát, châm chích. Đồng thời cũng loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, viêm nướu, sâu răng và mảng bám thức ăn thừa còn bám lại ở những vị trí mà bàn chải đánh răng thông thường khó tiếp cận tới.
Lời kết:
Nấm lưỡi Candida albicans là một bệnh không dễ lây và có thể điều trị dứt điểm bằng các loại thuốc kháng nấm theo từng đối tượng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nấm lưỡi, lâu dần diễn tiến nặng có thể dẫn tới nấm lan sang các vùng khác. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để điều trị nấm lưỡi dứt điểm khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ Nha Khoa Implant Đà Nẵng để được tư vấn miễn phí!
Địa chỉ:
CS1: 420 đường 2 tháng 9, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
CS2: 423 đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng