Đặt lịch hẹn

Lò xo niềng răng là gì? Đeo lò xo niềng răng có đau không?

Tác giả: Nha khoa Đà Nẵng Implant
Ngày: 08/03/2024
4.5/5 - (4 bình chọn)

Cùng với thun liên hàm, dây cung, mắc cài,… lò xo niềng răng cũng được ứng dụng khá nhiều. Vậy lò xo niềng răng là gì và đeo lò xo niềng răng có đau không?

1. Lò xo niềng răng là gì?

Lò xo là một trong số những khí cụ chỉnh nha trong niềng răng mắc cài. Lò xo niềng răng có thiết kế nhiều vòng xoắn tương tự một chiếc lò xò thông thường, được làm từ chất liệu thép không gỉ. Kích thước của lò xo rất nhỏ để có thể đưa vào khoang miệng mà không cản trở quá nhiều biên độ chuyển động của hàm răng.

Vị trí gắn lò xo sẽ được bác sĩ nha khoa xác định có thể là gắn vào mắc cài hoặc dây cung dựa trên tình trạng răng miệng và kế hoạch điều trị của bạn. Thời gian đeo lò xo như thế nào và cần đeo lo xo niềng răng trong bao lâu không cố định mà tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi bệnh nhân. Thông thường có thể kéo dài từ 4 – 8 tháng.

Lò xo niềng răng là gì? Đeo lò xo niềng răng có đau không?

>> Xem thêm: Độ tuổi niềng răng tốt nhất là khi nào? Lợi ích khi niềng răng sớm là gì?

2. Khi nào cần gắn lò xo niềng răng?

Tuy nhiên, đây chỉ là một khí cụ hỗ trợ và được sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ chỉnh nha. Không phải tất cả các trường hợp niềng răng mắc cài đều phải gắn lò xo. Lò xo niềng răng có nhiều công dụng khác nhau, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo hoặc đẩy phù hợp với tình trạng răng của mỗi bệnh nhân.

  • Lò xo kéo: Sử dụng cho những trường hợp răng thưa, phải nhổ răng khi niềng, nhằm kéo hai răng về gần nhau, giảm khoảng cách tối ưu cho khe răng thưa. Ngược lại với lò xo đẩy, lò xo kéo được gắn 2 đầu lò xo vào 2 răng cần kéo lại, từ trạng thái được kéo giãn ra sẽ co lại và kéo hai răng về gần nhau, giảm khoảng cách tối ưu cho khe răng thưa.
  • Lò xo đẩy: Hỗ trợ mở rộng khoảng cách và dàn đều các răng trong giai đoạn đầu chỉnh nha. Để gắn lò xo đẩy vào niềng răng, bác sĩ sẽ cố định 1 đầu lò xo vào 1 răng rồi nén lại và đặt vào giữa hai răng, lò xo sẽ dần trở về hình dáng ban đầu theo tính chất đàn hồi từ đó sinh ra lực đẩy để tạo khoảng cách giữa 2 răng.
  • Lò xo duy trì: Giúp cố định khoảng trống của răng sau khi nhổ, tránh tình trạng khoảng trống bị thu hẹp hoặc mở rộng ngoài ý muốn bằng cách gắn lò xo duy trì vào 2 răng muốn giữ nguyên khoảng trống.

Khi nào cần gắn lò xo niềng răng?

3. Đeo lò xo niềng răng có đau không?

Khi mới đeo lò xo niềng răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức nhẹ trong vài ngày đầu tiên do răng chưa quen với áp lực mới. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần dần giảm đi khi bạn đã quen với lò xo.

Mức độ đau nhức khi đeo lò xo niềng răng phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Loại lò xo: Lò xo có độ đàn hồi cao sẽ gây ra lực kéo mạnh hơn và có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức nhiều hơn.
  • Vị trí đặt lò xo: Lò xo đặt ở những vị trí nhạy cảm như kẽ răng hoặc nướu có thể gây ra cảm giác đau nhức nhiều hơn.
  • Tình trạng răng miệng: Nếu bạn có răng yếu hoặc nướu nhạy cảm, bạn có thể cảm thấy đau nhức nhiều hơn khi đeo lò xo.

Để giảm bớt cảm giác đau nhức khi đeo lò xo niềng răng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Uống thuốc giảm đau: Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Chườm đá: Chườm đá có thể giúp giảm sưng và giảm bớt cảm giác đau nhức.
  • Ăn thức ăn mềm: Ăn thức ăn mềm trong vài ngày đầu tiên sau khi đeo lò xo sẽ giúp giảm áp lực lên răng và nướu.
  • Sử dụng sáp nha khoa: Sáp nha khoa có thể giúp bảo vệ nướu khỏi bị cọ xát bởi lò xo.

Nếu bạn cảm thấy đau nhức nhiều hoặc kéo dài, hãy liên hệ với nha sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh lò xo nếu cần thiết.

>> Có thể bạn quan tâm:  Niềng răng mắc cài kim loại là gì? Những ưu và nhược điểm

4. Những lưy ý khi đeo lò xo niềng răng

Lò xo niềng răng là gì? Đeo lò xo niềng răng có đau không?

Để kết quả chỉnh nha khi sử dụng lò xo được tối ưu, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau bữa sáng tối thiểu 30 phút và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám gây hại cho sức khỏe răng miệng.
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm, tốt nhất là dùng loại chuyên dụng cho răng niềng để tránh làm tổn thương nướu và làm sạch kẽ răng cũng như khí cụ tốt hơn.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch tối đa mảng bám trên răng.
  • Cần vệ sinh lò xo niềng răng cẩn thận bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ với thao tác nhẹ nhàng làm sạch các kẽ răng và khu vực xung quanh lò xo mà không làm tổn thương nướu.
  • Tái khám định kỳ và thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha để kịp thời phát hiện và khắc phục các vấn đề răng miệng phát sinh nếu có trong quá trình niềng.
  • Nếu nhận thấy sự bất thường của lò xo niềng răng như lỏng lẻo thì cần đến gặp bác sĩ thăm khám và kiểm tra nhanh chóng.
  • Không tự ý tháo lắp lò xo trong bất cứ trường hợp nào để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng như răng bị sai lệch nhiều hơn.
  • Thực hiện theo chế độ ăn cho người niềng răng để hạn chế biên độ chuyển động của hàm quá lớn, tránh dùng lực cắn xé mạnh để giảm thiểu những tác động không tốt cho răng miệng.
  • Không sử dụng tăm để vệ sinh lò xo niềng răng vì có thể làm hỏng lò xo hoặc tổn thương nướu.
  • Hạn chế thức ăn dai, cứng hoặc dính vì có thể làm bung lò xo.
  • Cố gắng uống nhiều nước để giữ ẩm cho khoang miệng, giảm sự khó chịu do ma sát từ lực kéo/đẩy của lò xo.

Hãy liên hệ Nha Khoa Đà Nẵng Implant để nhận tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan

Thời gian thay dây cung niềng răng? Thay dây cung có đau không?

Ngày: 26/08/2022

Dây cung là một khí cụ quan trọng trong quá trình niềng răng mắc cài. Dây cung niềng răng có tác dụng tạo ra ...

Có những loại mắc cài nào? Mắc cài nào tốt nhất hiện nay?

Ngày: 02/01/2024

Nhắc đến niềng răng thẩm mỹ là nhắc đến mắc cài – một khí cụ quan trọng tạo lực kéo dịch chuyển ...

Thun liên hàm là gì? Đeo thun liên hàm có đau không?

Ngày: 10/04/2023

Thun liên hàm là những vòng cao su nhỏ, được gắn từ hàm trên xuống tận hàm dưới. Vậy tác dụng của thun ...

Đặt thun tách kẽ niềng răng và những điều bạn cần biết

Ngày: 01/01/2024

Đặt thun tách kẽ là bước quan trọng trong quy trình niềng răng chỉnh nha. Đây cũng là thời điểm khiến người ...