Đặt lịch hẹn

Những cách kiểm tra hơi thở có mùi nhanh chóng chính xác

Tác giả: Tú Nguyễn
Ngày: 11/09/2024
5/5 - (2 bình chọn)

Hơi thở có mùi không những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, với người thân trong gia đình, mà còn khiến bản thân không tự tin, e dè khi giao tiếp với người đối diện. Vậy nguyên nhân do đâu? Bài viết sau đây mách bạn cách kiểm tra hơi thở có mùi nhanh chóng và chính xác nhất!

Vì sao hơi thở có mùi?

Dù bạn vệ sinh răng miệng mỗi ngày, nhưng hơi thở vẫn có mùi. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Ăn thức ăn nặng mùi: Những món ăn có mùi nặng như tỏi, hành, các loại mắm, sầu riêng,… sẽ bị giữ lại trong khoang miệng khá lâu và khiến miệng có mùi hôi khó chịu. Mặc dù những thực phẩm này có thể biến mất sau đó, nhưng khi bạn ợ hơi, thì mùi của thực phẩm này vẫn có thể xuất hiện trở lại.

Ăn thức ăn nặng mùi: Những món ăn có mùi nặng như tỏi, hành, các loại mắm, sầu riêng,… sẽ bị giữ lại trong khoang miệng khá lâu và khiến miệng có mùi hôi khó chịu

Báo hiệu bệnh về răng miệng: Nếu vệ sinh răng miệng không tốt, sẽ liên quan đến nhiều vấn đề như : sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tuyến nước bọt,… và dẫn đến sự tích tụ vi khuẩn, khi vi khuẩn phát triển nhiều sinh ra khí gây mùi và làm cấu trúc răng bị hư tổn.

Bệnh về đường tiêu hóa hay dạ dày: Thức ăn và acid trong dạ dày trào lên thực quản gây ứ khiến hơi thở có mùi hôi và gia tăng nguy cơ gây bào mòn men răng.

Bệnh về đường hô hấp: Các bệnh lý như viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, nhiễm trùng phổi, ung thư phổi… khiến hơi thở và nước bọt có mùi.

Do vấn đề lão hóa: ở người lớn tuổi chức năng hoạt động của các tuyến nước bọt dần yếu đi, lượng nước bọt tiết ra ít, gây khô miệng và không làm sạch khoang miệng hoàn toàn khiến vi khuẩn tăng cường phát triển gây mùi khó chịu.

Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc khi dùng làm giảm tiết nước bọt, khiến miệng bị khô vô tình gia tăng vi khuẩn trong miệng và gây hôi miệng. Một số loại thuốc khác sinh ra khí có mùi khi phân hủy như thuốc chứa nitrat, thuốc an thần… từ đó gây nên tình trạng nước bọt có mùi.

Do sử dụng răng giả, hàm tháo lắp: Nếu không vệ sinh hàm giả tháo lắp đúng cách thì sẽ tạo điều kiện phát sinh vi khuẩn gây mùi hôi. Trong khi đó nếu bạn dùng hàm tháo lắp có chất liệu nhựa rẻ tiền, dễ ngấm dung dịch cũng sẽ gặp tình trạng dịch trong khoang miệng vào khung hàm gây mùi hôi.

Hút thuốc lá và uống rượu bia: Hút thuốc lá vừa tăng lượng hợp chất tạo mùi, vừa làm khô miệng và khiến nước bọt tiết ra ít hơn bình thường. Đồng thời, những người thường xuyên uống rượu cũng sẽ gây khô miệng về lâu sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.

Mắc bệnh mạn tính: Các bệnh lý mạn tính như viêm phế quản, tiểu đường, thận hoặc bệnh gan cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.

Cách kiểm tra hơi thở có mùi

Dưới đây là cách kiểm tra hơi thở của mình một cách đơn giản và nhanh nhất mà bạn có thể tự áp dụng.

Liếm cổ tay để kiểm tra

Hãy rửa sạch cổ tay với nước thường (không dùng xà phòng) và lau khô sau đó dùng lưỡi liếm trực tiếp lên cổ tay. Lúc này bạn có thể kiểm tra nước bọt ở cổ tay có mùi hay không.

Liếm cổ tay để kiểm tra hơi thở có mùi

Dùng thìa úp lên lưỡi

Nếu màu sắc từ bả cạo lưỡi nhiều và có màu đậm thì khả năng cao bạn đang bị hôi miệng.

Dùng thìa úp lên lưỡi kiểm tra hơi thở có mùi

Lấy tay che miệng và tự nói vào lòng bàn tay

Lấy tay che miệng và tự nói vào lòng bàn tay giúp phát hiện mùi hôi từ miệng nhanh nhất.

Lấy tay che miệng và tự nói vào lòng bàn tay giúp phát hiện mùi hôi từ miệng nhanh nhất.

Thở vào một cốc thủy tinh trong suốt

Chuẩn bị một chiếc cốc sạch. Sau đó, đặt chiếc cốc đó quanh quanh miệng và hít vào thật sâu. Bạn sẽ cảm nhận được hơi thở của chính mình.

Thở vào một cốc thủy tinh trong suốt giúp phát hiện mùi hôi từ miệng nhanh nhất.

Dùng tăm bông

Dùng tăm bông lấy nước bọt trong miệng và kiểm tra, nếu tăm bông có mùi hôi hoặc chuyển sang màu vàng nghĩa là nước bọt có mùi hôi.

Sử dụng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa lấy nước bọt, giống như bạn vẫn làm theo thói quen hàng ngày. Hãy kiểm tra chỉ nha khoa có chuyển màu vàng hoặc có mùi hôi trên chỉ hay không. Hôi miệng cũng có thể bắt nguồn từ thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng.

Sử dụng chỉ nha khoa kiểm tra hơi thở có mùi

Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi

Cạo từ phía sau lưỡi của bạn, và nếu bạn nhận thấy lớp phủ trên lưỡi của bạn có màu trắng, thì điều đó có nghĩa là rất nhiều mảnh vụn từ thức ăn, vi khuẩn hoặc tế bào chết đã tích tụ ở đó. Bạn nên vệ sinh lưỡi thường xuyên. Nếu tình trạng này vẫn không biến mất sau vài tuần, bạn nên đi khám bác sĩ. Lưỡi hồng, trong là dấu hiệu của sức khỏe răng miệng tốt.

Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi kiểm tra hơi thở có mùi

Hỏi ý kiến những người xung quanh

Hỏi ý kiến người thân, bạn bè hoặc đơn giản hơn hãy theo dõi phản ứng của họ mỗi khi giao tiếp.

Sau khi áp dụng các cách kiểm tra hơi thở có mùi tại nhà ở trên, để chắc chắn hơn bạn hãy đến nha khoa để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nước bọt có mùi hôi bằng cách sử dụng máy kiểm tra nồng độ mùi để đánh giá chính xác mức độ hôi miệng theo thang cường độ gồm 6 bậc. Tại nha khoa cũng có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này qua thăm khám.

Cách trị hôi miệng tại nhà

Nếu bạn bị hôi miệng, bạn có thể áp dụng cách trị hôi miệng tạm thời tại nhà như sau:

Sử dụng kẹo cao su

Nhai kẹo cao su sẽ giúp tăng tiết nước bọt, từ đó giữ độ ẩm và lượng nước bọt trong miệng, giúp loại bỏ được vi khuẩn cũng như hạn chế được tình trạng nước bọt có mùi.

Nhai kẹo cao su sẽ giúp tăng tiết nước bọt, từ đó giữ độ ẩm và lượng nước bọt trong miệng, giúp loại bỏ được vi khuẩn cũng như hạn chế được tình trạng nước bọt có mùi.

Sử dụng chanh

Acid trong chanh có khả năng kháng khuẩn, loại mảng bám, tẩy trắng răng và tạo hơi thở thơm mát. Hãy vắt 1 quả chanh lấy nước cốt rồi pha loãng với nước ấm để súc miệng với hỗn hợp này vào buổi sáng sẽ loại bỏ tình trạng nước bọt có mùi hôi.

Những cách kiểm tra hơi thở có mùi và cách xử lý

Vệ sinh răng miệng

Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với thao tác chải răng chuẩn nha khoa, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng vào nướu nhẹ nhàng, chải theo chuyển động tròn. Hãy chải kỹ các vùng của răng cùng và mặt trong răng. Đồng thời kết hợp sử dụng thêm các dụng cụ vệ sinh kẽ răng như bàn chải kẽ răng, chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại sạch mảng bám giữa các kẽ răng.

Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với thao tác chải răng chuẩn nha khoa

Thay đổi kem đánh răng và nước súc miệng

Bạn nên sử dụng kem đánh răng kết hợp với nước súc miệng chuyên dụng để gia tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Đối với những người bị khô miệng hoặc dùng thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng thì nên dùng sản phẩm chăm sóc chuyên dụng cải thiện độ ẩm và tăng cường chức năng của tuyến nước bọt.

> Xem thêm: Cách chọn kem đánh răng phù hợp tình trạng răng miệng

Ngoài ra, thị trường hiện có những sản phẩm đặc trị cho tình trạng hôi miệng có thể hữu ích cho bạn. Đồng thời, hãy chú trọng việc bảo quản dụng cụ vệ sinh răng miệng ở nơi khô thoáng, thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/lần để đảm bảo dụng cụ vệ sinh luôn sạch khuẩn.

Thay đổi thói quen ăn uống

Hạn chế thực phẩm nặng mùi như mắm tôm, sầu riêng, thức ăn chứa nhiều đường, nhiều acid… Nếu bạn đã dùng thì cần súc miệng hoặc vệ sinh răng thật sạch sau đó. Bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm tươi, giàu chất chống oxy hóa, nhiều vitamin, tăng cường sử dụng trái cây, rau xanh và củ vào thực đơn của mình để cải thiện vấn đề nước bọt có mùi hôi cũng như cải thiện sức khỏe toàn cơ thể.

Uống nhiều nước

Uống đủ nước để đảm bảo hoạt động của tuyến nước bọt diễn ra bình thường, góp phần loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây hôi miệng. Hãy đo lượng nước bạn uống và đảm bảo tối thiểu 1,5l – 2l mỗi ngày.

Dùng nước muối và ngò gai làm nước súc miệng từ 2-3 lần/ ngày sẽ hạn chế được tình trạng hôi miệng xảy ra.

Uống nước gừng cùng với trà hoặc chanh: sẽ giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng và giúp cải thiện được hơi thở.

Sử dụng rau húng chanh: Rau húng chanh phơi khô sau đó đem đi nấu lại cho đặc và ngậm trong miệng từ 5-7 phút sẽ giúp cải thiện được hơi thở của mình.

Cách khắc phục hơi thở có mùi triệt để

Những cách trị hôi miệng tại nhà trên chỉ mang tính tạm thời. Để khắc phục triệt để cần loại bỏ nguyên nhân hơi thở có mùi. Hãy đến nha khoa để được chẩn đoán và tư vấn chính xác.

  • Điều trị bệnh lý nha khoa: Nếu bạn gặp các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nướu… thì cần được điều trị dứt điểm. Tùy vào mức độ bệnh mà lựa chọn phương pháp phục hồi chức năng nhai và tính thẩm mỹ, loại bỏ những ổ vi khuẩn tích tụ. Từ đó sẽ khắc phục triệt để nguyên nhân hơi thở có mùi.
  • Lấy cao răng định kỳ: Mảng bám và cao răng được loại bỏ sạch đồng nghĩa vi khuẩn cũng giảm bớt rất nhiều từ đó ngăn chặn tình trạng hơi thở có mùi hôi. Bên cạnh đó, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào mô mềm gây viêm nướu, chống lại bệnh hôi miệng.

Cách khắc phục hơi thở có mùi triệt để

Cuối cùng, hãy áp dụng những cách kiểm tra hơi thở có mùi tại nhà, sau đó đến Nha Khoa Implant Đà Nẵng để đặt lịch thăm khám chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định cách trị hôi miệng dứt điểm nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Cách trị hôi miệng tại nhà dứt điểm sau một đêm

Ngày: 15/02/2024

Tình trạng hôi miệng khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp. Những cách trị hôi miệng tại nhà sau đây sẽ ...

Nguyên nhân gây hôi miệng và cách phòng tránh

Ngày: 29/12/2023

Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, xuất phát từ trong khoang miệng. Người bị hôi miệng thường cảm ...

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi niềng răng đúng cách

Ngày: 09/08/2022

Khi niềng răng bạn sẽ phải đeo các loại khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung...những khí cụ này có thể gây ...

Top 10+ cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày nhanh khỏi

Ngày: 13/05/2024

Cảm giác đau rát khi bị nhiệt miệng khiến bạn gặp khó khăn trong ăn uống và giao tiếp. Hãy áp dụng những ...